Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ nhưng những cây thuốc dân gian vẫn có vai trò rất quan trọng. Theo GS.TS Nguyễn Minh Đức (ĐH Y Dược TP.HCM), VN có hơn 10.000 loài thực vật, trong đó hơn 3.000 loài được sử dụng làm thuốc. Nhiều dược liệu là những cây thuốc gần gũi quanh ta.
Trong đó, có một số loại dược liệu là những bài thuốc trị lở loét hữu hiệu.
Cây nghệ (tên khoa học Curcuma longa L, họ Gừng) thân có rễ to, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục, khá phổ biến ở các nước nhiệt đới.
Nghệ có tác dụng chữa mụn, ung nhọt, viêm tấy, lở loét rất hữu hiệu. Cách dùng: nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước, bôi lên vết thương. Nước ép nghệ tươi chữa giun sán, chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Ngoài ra, nghệ còn được dùng trị rối loạn kinh nguyệt, chống dị ứng, chống co thắt, trị viêm lợi…
Cây nhàu còn gọi là cây nhàu rừng, cây nhàu núi, cây ngao (tên khoa học Monrida citrifolia L), thân già, rễ có màu vàng đậm, có nhiều quả và cụm hoa.
Lá nhàu giã nát giúp vết thương, vết loét nhiễm trùng mau lành
Lá nhàu giã nát đắp ngoài giúp vết thương, vết loét nhiễm trùng chóng lành. Dịch lá dùng đắp trị viêm khớp gây đau nhức.
Nước ép quả nhàu chữa đau lưng, phong thấp, đau xương khớp, nhức đầu, đau dạ dày, hen suyễn, tiểu đường, huyết áp cao, ung thư, mệt mỏi… Rễ nhàu phơi khô, sắc uống thay nước chè (30 – 40 g/ngày) có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, lợi tiểu.
Rễ nhàu ngâm rượu chữa nhức mỏi, đau lưng. Cây diệp hạ châu đắng (tên khoa học Phyllanthus amarus Schum & Thonn, họ Thầu dầu), cao 10 – 40 cm, ít phân cành, màu xanh, vị rất đắng, mùi hăng.
Ngoài tác dụng giúp vết loét mau lành, diệp hạ châu đắng còn có tác dụng trị viêm gan, vàng da, rắn cắn…
Dịch ép lá dùng đắp ngoài vết thương, vết loét giúp mau lành.
Mỗi ngày dùng 20 – 40 g cây diệp hạ châu đắng tươi giã lấy nước uống hoặc 8 -16 g cây khô sắc uống có tác dụng trị viêm gan, vàng da, sốt, rắn cắn. Ngoài ra, diệp hạ châu đắng còn được dùng trị sốt rét, sỏi thận, sỏi bàng quang, các rối loạn về tiết liệu nói chung.
Nguồn: Sưu tầm