Những tác dụng không ngờ của rau đay

Rau đay là món canh mùa hè được rất nhiều người yêu thích, không chỉ thơm ngon mà rau đay còn có nhiều dinh dưỡng, tốt với sức khỏe không phải ai cũng biết.

Những tác dụng không ngờ của rau đay - nhung tac dung bat ngo cua rau day

Vào mùa hè nắng nóng, canh cua rau đay là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn không chỉ dễ ăn, mát mà canh rau đay còn có tác dụng chữa bệnh không ngờ.

Rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công hiệu làm tiêu đờm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt. Ngoài ra, một số công dụng cho sức khỏe mà ít người biết từ rau đay như giúp trị say nắng, kích thích lợi sữa, trị táo bón, trợ tim, tăng cường canxi,…

Phân tích thành phần hoá học của rau đay, các nhà nghiên cứu cho thấy có canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị…

Tốt cho tim mạch

Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycosid khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Trong đó, chất olitorisid có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin là một chất đã được y học dùng trong điều trị các bệnh tim.

Chữa say nắng

Để chữa say nắng, bạn hãy lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương, lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc ra ngoài. Hoặc lấy 10 – 20g hạt rau đay, sắc lên lấy nước uống nóng, mồ hôi sẽ toát ra hết nóng độc.

Trị bệnh táo bón

Rau đay là thực phẩm có nhiều nhớt, chất nhớt này là một tổ hợp chất sinh học có công dụng kích thích ruột vận động đồng thời có tác dụng làm nhờn phân giúp nhuận tràng và trị táo bón.

Trị nóng trong

Rau đay là loại rau có tính hàn nên thích hợp trị hạ hỏa cho người bị nóng trong. Tính nhớt của rau đay giúp người nóng trong dễ ăn, nhất là với người kém ăn do nhiệt, chất nhớt cũng giúp bôi trơn đường tiêu hóa tạo nên cảm giác ăn dễ dàng hơn, tuy nhiên nó chỉ hợp với ai chịu được nhớt, nếu không sẽ cảm thấy không ngon miệng. Cách tốt nhất để chế biến rau đay cho dễ ăn là nấu canh cua, ăn cả nước lẫn cái.

Một bát canh cua rau đay sẽ giúp bạn ngon cơm hơn trong mùa hè nắng nóng. (Ảnh minh họa).

Tốt cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm

Rau đay rất giàu canxi. Trong 100g rau đay có chừng 182mg canxi. Khi chế biến chọn rau đay ngọn nhỏ, cuống đỏ, bỏ cuống và chỉ lấy lá thái nhỏ hoặc xay để nấu bột cho trẻ.

Lợi sữa

Rau đay chứa nhiều nước nên có tác dụng làm tăng thể tích sữa, giúp lợi sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, nếu bà mẹ sau sinh ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì người ta thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4, nhiều hơn tuần 1, 2.

Nhưng nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều. Hơn thế nữa, phân tích người ta thấy hàm lượng chất béo trong sữa mẹ ở tuần 3, 4 ở bà mẹ ăn rau đay cao hơn người không ăn.

Trị rắn cắn

Trong dân gian, rau đay còn được dùng để sơ cứu vết thương khi bị rắn cắn. Tuy nhiên, phương pháp chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, khi không có điều kiện đi viện kịp thời.

Các bước làm rất đơn giản, bạn cần chọn ngọn rau đay, kết hợp với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào chỗ rắn cắn. Chú ý bạn cần đặt ga-rô trên chi bị rắn cắn, hoặc bầu giác hút chất độc. Nhìn chung cần thực hiện ở cơ sở y tế địa phương là tốt nhất.

Tốt cho phụ nữ cho con bú

Rau đay là một loại rau nhiều sắt nhất trong các loại rau. Trong 6 tháng đầu bà mẹ cho em bé bú hoàn toàn nên mỗi ngày cần khoảng 10mg sắt. Trong 100g rau đay có chừng 7mg sắt. Nên chỉ cần ăn chừng 200 – 300g rau đay là có thể đủ sắt cho cả mẹ và con. Các mẹ cho con bú nên chọn loại rau thân nhỏ và màu sẫm đỏ chứa nhiều sắt hơn là loại rau đay thân trắng.

Nguồn: caygiong.org

Thảo luận cho bài: Những tác dụng không ngờ của rau đay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *