Nuôi Gà ta đẻ trứng là mô hình đã phát triển từ lâu và được đông đảo bà con tham gia. Tuy nhiên có nhiều bà con vẫn còn e ngại do chưa biết nuôi gà ta đẻ trứng đúng cách. Mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây.
Nuôi gà ta đẻ trứng đúng cách (hình 1)
1. Chuyển gà lên chuồng đẻ:
Khi chuyển gà dễ bị stress, vì vậy trước 3 ngày chuyển, cần cho gà ăn tự do và tăng cường vitamin trong thức ăn, nước uống cũng cần cung cấp sẵn trong máng trước khi gà chuyển tới.
Hai tuần trước khi chuyển chuồng cần điều chỉnh cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị thích hợp với cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi gà ta đẻ trứng.
Trong vòng hai tuần trước khi bắt đầu đẻ, gà phải được chuyển hết sang chuồng gà đẻ để đủ thời gian phục hồi do ảnh hưởng stress bởi vận chuyển.
Cố gắng vận chuyển đàn gà cả trống và mái càng nhanh càng tốt và vào thời điểm mát trời, ban đêm.
2. Mật độ:
Tính chung cho cả đàn gà trống và gà mái cần 3,0-3,5 con/m2 . Mật độ thấp áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi nền. Mật độ cao áp dụng trong mùa lạnh khô, nuôi trên sàn.
Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các đầu chuồng có thể gây nên mật độ cục bộ không đồng đều trong chuồng.
Nuôi gà ta đẻ trứng đúng cách (hình 2)
3. Máng ăn, máng uống:
Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.
Nhu cầu máng ăn Mùa nóng Mùa lạnh
– Máng dài (cm/con) 12 10
– Máng treo (máng 100 con) 6 5
Nhu cầu máng uống Mùa nóng Mùa lạnh
– Máng dài (cm/con) 6 5
– Máng treo (con/máng) 50 70
4. Nước uống
Cơ thể gà dự trữ lượng nước rất nhỏ cho nên luôn luôn phải có đủ nước sạch cho gà uống. Nước uống mát sẽ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.
Mức độ tiêu thụ nước cho 1000 gà mái đẻ/ngày như sau:
Nhiệt độ (0C) Tiêu thụ nước (ml)
15 – 21 250 – 400
21 – 25 400 – 500
27 – 33 500 – 700
> 35 > 700
5. Thức ăn
Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi vận chuyển gà tới do bị stress lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.
Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn.
Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn.
Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng.
Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.
Bà con đừng quên theo dõi bài viết sau trên nuoitrong123.com để tiếp tục theo dõi cách nuôi gà ta đẻ trứng hiệu quả nhé.
Nguồn: sưu tầm