Nội dung chính
- Căn cứ Đề án 6227/ĐA-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và hướng đến năm 2020” và Kế hoạch số 538/KH-SKHCN ngày 5 tháng 5 năm 2014 của Sở Khoa học và Công nghệ về thực hiện Đề án nêu trên.
- *Biện pháp phòng trừ:
- * Biện pháp phòng trị:
Căn cứ Đề án 6227/ĐA-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và hướng đến năm 2020” và Kế hoạch số 538/KH-SKHCN ngày 5 tháng 5 năm 2014 của Sở Khoa học và Công nghệ về thực hiện Đề án nêu trên.
Bòn bon là loại cây ăn trái chỉ trồng được ở miền Nam. Vì trồng bòn bon phải có độ nhiệt trung bình một năm 270C và chênh lệch ít giữa các tháng, giống như điều kiện miền Nam.
Bòn bon ưa những nơi mát mẻ, không có ánh sáng chói chang, không có gió mạnh, đặc biệt là khi ra hoa, kết quả. Vì thế bòn bon được chọn là cây trồng xen và hiện nay giống bòn bon Thái được trồng xen khá phổ biến trong vườn cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt. Mặc dù là loại cây trồng ít sâu bệnh nhưng bòn bon thường hay bị sâu đục vỏ gây hại thân và bệnh thán thư gây hại trái.
Trên cây bòn bon hay gặp loài sâu đục vỏ cây. Chúng không đục vào bên trong, chỉ nằm dưới lớp vỏ, làm cây kém phát triển, ra hoa, đậu trái ít. Đây là loài gây hại trầm trọng nhất trên cây bòn bon. Thành trùng là loài bướm nhỏ, màu xanh lục đậm, đẻ trứng vào ban đêm nơi nào có chổ vỏ cứng nứt ra.
Sâu non có màu nâu hồng, cơ thể dài khoảng 10mm khi đẩy sức. Sâu non khi nở ra chúng ăn luồn dưới lớp vỏ cứng làm cho nhiều nơi bị bong ra, để lộ lớp vỏ non bên trong, tạo điều kiện cho bướm thích hợp đẻ trứng.
Sâu thường bắt đầu tấn công khi cây đến tuổi cho trái, có lớp vỏ dày bên ngoài thân, đủ che chở cho chúng sống bên dưới. Nếu mật độ cao, sâu làm cây kém phát triển, chậm ra đọt non. Vào giai đoạn ra hoa, bị sâu này tấn công sẽ làm hoa đậu ít, trái nhỏ. Ngoài ra, sâu ăn còn tạo vết thương lớp vỏ non bên trong tạo điều kiện cho các nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm vào gây hại cho cây.
*Biện pháp phòng trừ:
– Dọn dẹp cỏ dại nhất là những dây leo um tùm xung quanh vườn để tạo thông thoáng
– Biện pháp phòng trừ là dùng dao lột bỏ phần vỏ bị sâu gây hại và phun thuốc trừ sâu như: Confidor 100SL, Regent 5SC,…nên tập trung phun kỹ vào phần thân cây bị hại.
Ngoài ra, bòn bon thường hay bị bệnh thán thư, nhất là trong mùa mưa. Bệnh do nấm Colletotrichum sp gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, chùm hoa và trái. Trên lá, bệnh tạo thành những đốm cháy màu nâu ở mép hoặc giữa lá.
Vệt bệnh hơi tròn, giữa có màu nâu, chung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mãng cháy lớn. Trên hoa, nấm xâm nhập ở cuống hoa sau đó tấn công lên cánh hoa làm chùm hoa chuyển màu nâu khô và rụng.
Trên trái, vết bệnh là những đốm màu nâu đen, sau đó lan rộng làm trái bị thối khô và rụng sớm. Nấm tồn tại trên các lá và trái bị bệnh, sau đó phát tán gây bệnh qua mưa gió.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm và mưa nhiều.
* Biện pháp phòng trị:
– Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn, không trồng mật độ quá dày để tạo thông thoáng vườn cây.
– Thường xuyên thăm vườn bòn bon nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để sớm phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời. Sử dụng thuốc hóa học như: Antracol, Mancozeb, Daconil,… bảo đảm thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc trong trái ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nguồn: Sưu tầm