Phòng trừ sâu vẽ bùa hại cây có múi

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm khi cây ra đọt non, gây hại nhiều vào tháng 7,8,9. Mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu.

Phòng trừ sâu vẽ bùa hại cây có múi - 5714a45ba7482

Cây trồng bị sâu vẽ bùa gây hại

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Staint., họ Phyllocnistidae, bộ Lepidoptera. Sâu vẽ bùa xuất hiện ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ký chủ chính của sâu vẽ bùa là họ cây có múi – Rutaceae. Ngoài ra, sâu vẽ bùa còn tấn công măng cụt và một số cây trồng khác.

Triệu chứng và tác hại

Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau.

Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non.

Ngoài ra các đường đục của sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm nhập gây bệnh loét, làm lá bị rụng.

Đặc điểm hình thái

Trưởng thành là một loại ngài nhỏ, dài 2 – 3mm, toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc, cánh trước có hình lá liễu, cánh sau nhỏ như hình kim, cả hai cánh đều có rìa lông dài.

Trứng hình bầu dục, kích thước 0,3 – 0,4mm, mới đẻ trong suốt, gần nở màu trắng vàng.

Ấu trùng mình dẹp, không chân, sâu mới nở dài 0,5mm màu xanh nhạt, đẫy sức dài 4mm màu vàng nhạt.

Nhộng dài khoảng 2 mm, màu vàng nâu, hai bên thân mỗi đốt có một u lồi.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

Vòng đời: 19 – 38 ngày. Trứng: 1 –  6 ngày; Sâu non: 4 – 10 ngày; Nhộng: 7 – 12 ngày; Trưởng thành: 7 – 10 ngày. Trưởng thành hoạt động mạnh vào chiều tối. Trứng được đẻ rời rạc ở cả hai mặt lá, phần lớn nằm ở hai bên gân chính.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Phòng trừ sâu vẽ bùa hại cây có múi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *