Tác dụng của cây huyết dụ

Cây huyết dụ hay còn gọi là phật dụ , tên koa hoc là Folium Cordyline là một loại cây có màu đỏ hồng rất đẹp.

Tác dụng của cây huyết dụ - tac dung cua cay huyet du 500x334

Người ta thường trồng nó để làm cảnh, ngoài ra nó còn là một vị thuốc quý giúp cầm máu, giảm đau,trị ho ra máu , băng huyết , rong kinh, kiết lỵ, đau nhức xương.

Có hai loại huyết dụ , một loại  lá đỏ cả hai mặt, loại lá mặt trên đỏ dưới màu xanh. Cả hai loại đều có tác dụng chữa bệnh như nhau.

Huyết dụ thuộc loại thân thảo, to bằng ngón tay mang vết sẹo của lá rụng. lá chỉ có trên ngọn, không cuống. hoa mọc thành chùy dài trên ngọn, màu trắng pha tím, quả mọng có 2 hạt.

 

Bộ phận dùng làm thuốc là lá và rễ, đem phơi khô, hoặc có thể dùng tươi.

Điều kiện sống rất dễ, có thể trồng khắp nơi để làm cảnh, ưa  ẩm thấp , nhiều ánh sáng. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới.

Thành phần hóa học chính là flavonoid là chất có hoạt tính ức chế chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Nó giống như một thuốc kháng sinh.

Bài thuốc chữa bệnh có huyết dụ

Trị băng huyết

–  10g lá huyết dụ sao đen, 8g buồng cau điếc sao đen, 6g rễ cỏ tranh, 5g cỏ gừng

Sắc uống ngày 2 lần.

– Lá huyết dụ, 10g tía tô, 8 g hoa cau đực

Đốt cháy thành than rồi pha với nước uống.

Nên kết hợp uống thuốc và nghỉ ngơi nhiều.

Trị rong kinh

15g lá huyết dụ, 10g ngải cứu, 8g hương phụ, 6g lá bươm bướm

Sắc với nước uống, 2 lần 1 ngày, uống trước kì kinh nguyệt 10 ngày

Trị kiết lỵ, cầm máu

Dùng lá huyết dụ tươi sắc với nước uống.

Cây huyết dụ rất có ích, bạn có thể trồng để làm cảnh rất đẹp và cũng là vị thuốc mỗi khi chúng ta cần tới.

Nguồn: thaoduocquy.net

Thảo luận cho bài: Tác dụng của cây huyết dụ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *