Tản mạn về lợi ích các loại củ khoai

Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng cho con người, bao gồm khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai mỡ, khoai mì, khoai từ…ngoài ra các loại khoai củ còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Lợi ích của củ khoai tây

Khoai tây là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp và tỷ lệ chất xơ cao (hơn 2g chất xơ trong một củ khoai tây 148g). Vì thế, việc sử dụng khoai tây mỗi ngày còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, cải thiện hàm lượng lipid trong máu, tăng cảm giác no, giúp giảm cân, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, khoai tây chứa nhiều kali, chỉ một củ khoai tây cung cấp 18% lượng kali cần thiết trong ngày cho cơ thể, giúp con người giảm được các nguy cơ về cao huyết áp và đột quỵ.

Khoai tây chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, có thể làm chậm quá trình sản sinh các tế bào lão hóa, duy trì sự thanh xuân, tươi trẻ cho phụ nữ.

Một củ khoai tây trung bình 148g chứa khoảng 26g cacbohydrat, hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ là chất chống ung thư ruột kết.

2. Lợi ích của củ khoai lang

Sự đa dạng về màu sẫm của khoai lang chính là nguồn chất carotenoid phong phú. Ăn thực phẩm giàu carotenoid giúp cơ thể ngừa bệnh ung thư phổi. Nghiên cứu thực hiện trên hơn 124.000 người tại Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều loại thực phẩm giàu carotenoid giảm 32% nguy cơ ung thư phổi.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, chỉ số đường huyết trong máu tăng nhanh sau khi ăn. Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp không khiến lượng đường huyết trong máu tăng. Vì vậy, khoai lang là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai có vấn đề về lượng đường huyết.

Khoai lang rất giàu vitamin B6 giúp giảm chất homocysteine – có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Ngoài ra, kali trong khoai lang cũng giúp ổn định huyết áp và điều hòa chức năng tim bằng cách duy trì chất lỏng và cân bằng điện giải trong cơ thể. Do vậy, hàm lượng kali trong khoai lang có thể giúp ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ, Kali còn có lợi trong việc giảm chứng chuột rút cơ bắp.Ngoài ra, magiê trong khoai lang cũng giúp cơ thể thư giãn.

3. Lợi ích của củ khoai mỡ

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khoai mỡ là một nguồn dồi dào kali, giúp duy trì huyết áp ổn định. Vitamin B6 chứa trong khoai mỡ có thể giúp cơ thể phá vỡ homocysteine, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, trong khoai mỡ còn dồi dào nguồn mangan giúp hỗ trợ cho sự chuyển hóa carbohydrate, điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai mỡ cũng giúp chúng ta kiểm soát được đường huyết trong máu và trọng lượng cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp. Điều này có nghĩa là những loại đường tự nhiên chứa trong khoai mỡ khi vào cơ thể sẽ tiêu hóa ở tốc độ chậm hơn và giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Hàm lượng chất xơ cao không chỉ có lợi cho quá trình tiêu hóa, mà còn có tác dụng giảm cân, giúp phân bố đều trọng lượng nên đây cũng là thực phẩm rất thích hợp cho những người muốn giảm béo hay cố gắng “thu nhỏ” vòng eo.

Khoai mỡ cũng rất tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh vì giúp giảm những triệu chứng khó chịu của phụ nữ trong giai đoạn này. Khoai mỡ cũng là thực phẩm lợi tiểu nên có tác dụng chống viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm đường tiểu, bàng quang; giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút…

Lưu ý: khoai mỡ phải được nấu chín trước khi ăn, không nên ăn sống. Khoai mỡ cũng có thể gây tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu do đó không nên ăn quá nhiều. Những người bị bệnh gan, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt nên cẩn thận khi dùng khoai mỡ.

4. Lợi ích của củ khoai môn

Khoai môn cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…

Cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.

Tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng lượng đường có trong khoai môn lại thấp nên khi dùng ở mức vừa phải, người bị bệnh đái tháo đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.

Lưu ý khi dùng khoai môn:

Khi ăn khoai môn, bạn không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất quý chỉ tồn tại ở sát lớp vỏ của củ.

Trong quá trình gọt vỏ khoai có thể gặp trường hợp tay người tạng dễ dị ứng có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó chịu, phải rửa sạch vỏ, cần vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.

5. Lợi ích của củ khoai mì – Sắn

Vỏ củ khoai mì có chứa độc tố axit hydrocyanic (HCN) cần phải loại bỏ  bằng cách ngâm rửa sạch hay nấu ở nhiệt độ cao ( luộc).

Cây khoai mì là một trong những cây lương thực cho củ hàng đầu, củ khoai mì nuôi sống gần 1 tỷ người mỗi ngày nhất là nông dân nghèo, do đặc tính cây khoai mì dễ trồng lại chịu hạn tốt nên được người dân trồng phổ biến khắp nơi có lượng mưa hàng năm thấp.

Ngoài ra cây khoai mì còn là nguyên liệu cho một số nghành chế biến như tinh bột khoai mì, thức ăn gia súc…Riêng tinh bột khoai mì có thể làm nguyên liêu làm bánh, và làm nguyên liệu một số nghành sản xuất công nghiệp khác như giấy, dệt, bột nêm….

6. Lợi ích của củ khoai từ

Củ khoai từ làm thức ăn kiêng cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Không ăn nhiều một lúc gây đầy bụng khó tiêu. Nếu tâm trạng u sầu chán nản thì nên ăn khoai từ có nhiều tinh bột, chúng tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất serotonin là chất làm cho não phấn chấn, lạc quan.

Ngoài ra củ khoai từ dùng làm thức ăn hỗ trợ cho phòng chống nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường sống, môi trường lao động có chất độc. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của công nhân.

Củ khoai từ còn có tác dụng giải nhiệt tiêu đàm giảm béo, có thể nấu chín hay chế biến thành các món canh.

Đôi khi dùng củ khoai từ sống để giải các chất độc khỏi cơ thể bằng cách giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.

Nguồn tổng hợp

Thảo luận cho bài: Tản mạn về lợi ích các loại củ khoai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *