Site icon Nuoitrong123

Tìm hiểu chuối laba đặc sản Đà Lạt

Tại sao chuối laba lại trở thành đặc sản khó cưỡng lại của Đà Lạt

Phát triển lại giống chuối laba Đà lạt nổi tiếng một thời và đang được các thị trường lớn trong và ngoài nước yêu thích.

Lý do chuối laba trở thành đặc sản của đà lạt. Nó không chỉ mang nét riêng về loại trái cây mà nó còn mang đặc trưng của vùng miền. Cùng chúng tớ tìm hiểu về giống chuối laba được nghiên cứu theo phương pháp cấy mô như thế nào nhé.

Chuối laba chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như các loại chất khoáng rất tốt cho sức khỏe , ăn chuối laba mỗi ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng.

Chuối laba mang nét đặc trưng rất khác so với các loại chuối thông thường.

Đặc sản chuối laba của Đà Lạt

Giống chuối Laba khá giống các loại chuối già cui, giống chuối già lùn,giống chuối già hương…và dựa trên thực tế, nhiều thương lái thu mua chuối đã trộn lẫn các loại chuối đã kể trên để bán, như vậy để nhận biết chuối Laba bạn có thể chú ý vào những đặc điểm đáng chú ý sau: Cây cao từ 3–3,2 m, eo lá và vỏ bẹ lá có màu tím, cây cho ra buồng dài nhiều trái, quả chuối nhìn bằng mắt thì thon, dài và hơi cong; vỏ dày và bóng, khi chuối laba chín có màu vàng tươi.

Chuối laba chín có màu vàng đặc trưng của miền khí hậu lạnh

Dựa trên các yếu tố về giống thì có thể bạn vẫn thắc mắc trồng chuối nuôi cấy mô được lợi gì ? Câu hỏi hay và bạn có thể tìm lời giải đáp ở đây nhé.

Giống chuối Laba thường được bà con địa phương quen gọi là chuối già hương Laba và nó là một trong nhiều giống chuối do những người dân di cư đầu tiên mang theo để trồng từ những thập niên 20 ở vùng La Ba- Phú Sơn (thuộc 2 huyện Đức Trọng và Lâm Hà ngày nay) và dần dần đã trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng nói chung, cũng như là của thành phố Đà Lạt nói riêng.

Giống chuối laba to đẹp và khỏe

Chuối Laba thực ra có 3 nhóm chính: Giống tiêu cao (thường gọi là giống chuối già hương vì trái chuối chín có hương thơm hấp dẫn): cây chuối laba cao từ 3,5- 5m, buồng có hình trụ, quả thẳng và to, đuôi hơi lõm, ăn có vị ngọt và thơm. Cây chuối laba cho năng suất rất cao nhưng khó thu hoạch; cây dễ bị bệnh héo rũ, dễ bị đổ ngã khi gặp gió bão lớn. Hiện nay giống chuối laba này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng chuối còn lại không đáng kể (rất hiếm gặp).Loại thứ 2 là giống tiêu vừa (thường gọi là chuối già Laba): cây cao 2,8- 3m, buồng hình trụ, dòng chuối này trung bình có từ 10–12 nải/buồng (đôi khi nhiều hơn tùy vào sự sinh trưởng và nơi trồng chuối), trái chuối có hình hơi cong, ăn có vị ngọt, thơm ít. Loại thứ 3 là giống tiêu thấp (người dân địa phương thường gọi là chuối lùn Laba): cây cao khoảng 2–2,5m, buồng hình nón cụt,12- 14 nải/buồng tùy vào năng suất sinh trưởng của cây, trọng lượng bình quân đạt khoảng 40kg/buồng, đôi khi có nhiều buồng đạt tới gần 55 kg nếu được chăm sóc và bón phân tốt. Giống chuối laba này hiện nay chiếm số lượng lớn vì cây thấp dễ canh tác, và cho năng suất cao.

Chia sẻ cùng bà con: Hướng dẫn chọn giống chuối cấy mô tốt bảo đảm đạt năng suất và đáp ứng thị trường xuất khẩu

Gần đây nhờ công nghệ nhân giống chuối la ba bằng phương pháp nuôi cấy mô và đã được nghiên cứu thổ nhưỡng kỹ lưỡng. Cây chuối laba giờ đây khá dễ trồng, cây có thể thích nghi được ở điều kiện ở đà lạt,măng đen các vùng phía bắc… nhưng bà con cũng lưu ý là cây chuối dễ trồng nhưng năng suất và chất lượng trái thì rất khó đạt như ở Lâm Đồng. Nếu bà con trồng dòng chuối này ở vùng khác thì năng suất của cây chuối LaBa sẽ cho ta chất lượng chuối không ngon như trên Lâm Đồng do tính chất đất đai và điều kiện tự nhiện của mỗi vùng khác nhau. Đó là lý do tại sao dòng chuối này trở thành đặc sản của Đà Lạt

Source copyright: https://medium.com/@tranmymy227

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version