Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải lớn nhất năm 2017

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang, do ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu cuối năm 2016 và đầu năm 2017, đã ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều. Năm 2017, vải ra hoa muộn, tỷ lệ đậu quả bằng 60% năm trước (năm 2016)

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải lớn nhất năm 2017 - vai thieu 640x365

Sản lượng vải thiều ước đạt 100.000 tấn, bằng 70% so với năm 2016. Trong đó, diện tích vải thiều sớm sản lượng khoảng 26.000 tấn, vải thiều chính vụ đạt khoảng 74.000 tấn.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – huyện có sản lượng vải thiều lớn nhất của tỉnh Bắc Giang, thừa nhận, năm 2017, do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng vải thiều Lục Ngạn giảm hơn so với năm 2016, ước đạt 40.000-50.000 tấn, trong khi hàng năm, với diện tích hơn 16.000 ha, sản lượng hàng năm trước đạt 100.000 tấn/năm.

Tuy sản lượng giảm nhưng xác định tiêu thụ là yếu tố tiên quyết để đồng hành cùng người nông dân trong nâng cao giá trị vải thiều, công tác xúc tiến thương mại cho quả vải thiều được tỉnh Bắc Giang khá chú trọng. Nhiều đoàn xúc tiến thương mại của Bắc Giang đã tiến hành các cuộc gặp song phương, đa phương với các địa phương, các cơ quan chức năng và đối tác nhằm mở rộng đầu ra cho vải thiều.

Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Đối với thị trường XK, Bắc Giang vẫn duy trì cả 2 sản phẩm là quả vải tươi và vải thiều chế biến. Trong đó, thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống với phần lớn sản phẩm vải thiều tươi.

Dự kiến, 80% sản lượng sẽ xuất khẩu sản thị trường Trung Quốc tương đương khoảng 40.000 tấn vải. Bên cạnh đó, Bắc Giang sẽ tiếp tục tiìm kiếm và mở rộng sản phẩm sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…Hiện đã có nhiều DN đăng ký thu mua để đưa vào các thị trường này.

Đối với thị trường nội địa, hai thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng. Đến nay, vải thiều Lục Ngạn SX theo tiêu chuẩn VietGAP được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn như: Metro, Co.opmart, Hapro, Big C, các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ông Trần Quang Tấn, GĐ Sở Công thương Bắc Giang cho biết, trong ngày 14/6, giá vải thiều Lục Ngạn tiêu chuẩn VietGAP bán tại thị trấn Chũ dao động từ 55-60 nghìn đồng/kg.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải lớn nhất năm 2017 - xuat khau vai thieu

Theo người dân, giá bán này cao hơn 15 nghìn đồng/kg so với năm ngoái. Sở dĩ có tình trạng này là do sau hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Trung Quốc, TP Bắc Giang, thương nhân đến Lục Ngạn thu mua vải thiều tăng cao. Mặt khác, vải nơi đây có chất lượng, mã hơn hẳn so với các vùng khác cộng với sản lượng giảm cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy giá vải lên. Nhờ vậy, nhiều hộ tại Lục Ngạn đã thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí.

 

Thảo luận cho bài: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải lớn nhất năm 2017

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *