Công dụng của cây Thanh trà

Công dụng của cây Thanh trà - cay thanh tra cong dung cua cay thanh tra

Cây Thanh trà, công dụng của cây Thanh trà

Cây thanh trà

Tên khác: Thanh trà, Cây vú bò, Xoài rừng

Tên khoa học Bouea oppositifolia (Roxb.) Adelb., thuộc họ Ðào lộn hột – Anacardiaceae.

Cây Thanh trà

( Mô tả, hình ảnh cây Thanh trà, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Mô tả:

Cây thanh trà là cây gỗ lớn, nhánh không lông. Lá mọc đối, phiến lá dai, mép nguyên, có mũi nhọn. Hoa tạp tính, mọc thành chùm ngắn ở nách lá hay ở ngọn. Hoa nhỏ có 3-5 lá đài, 3-5 cánh hoa mập, 3-5 nhị. Quả hạch chỉ lớn hơn ngón chân cái hay bằng quả chanh, hình bầu dục, màu xanh khi còn non và màu vàng khi chín, thân có tơ mịn, chứa 1 hạt.

Ra hoa tháng 1-3, có quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng:

Quả, lá – Fructus et Folium Boueae Oppositifoliae.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia và đảo Hải Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng, ở độ cao 200-300m, và cũng được trồng rải rác ở một số nơi lấy quả ăn. Nhân giống bằng cành nhánh; từ lúc trồng đến khi có quả phải mất từ 3 đến 5 năm.

Thành phần hóa học:

Thanh trà chứa nhiều beta carotene và các chất có hoạt tính chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn bệnh ung thư và một số bệnh khác. Phần lớn trái thanh trà chứa acid ascorbic (vitamin C), vitamin B, các acid amin, enzyme, bioflavonoids, giàu khoáng chất như crôm, kali, magiê…

Vị thuốc Thanh trà

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Quả có vị chua ngọt, tính mát.

Quy kinh:

Đang cập nhật.

Công dụng:

Cơm Thanh trà có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hóa đàm, trị ho, lý khí, giảm đau. Ngoài ra, chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả Thanh trà xoa lên da đầu để kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc. Hạt Thanh trà có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thanh trà

Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch:

Cơm Thanh trà 100g, rượu gạo 15ml, mật o­ng 30ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. Hoặc cơm Thanh trà cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật o­ng trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.

Rối loạn tiêu hóa, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược:

Cơm Thanh trà 60g, ăn hết một lần, mỗi ngày ăn 3 lần. Nước Thanh trà mỗi lần dùng 50g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày. Hay lấy 5-8 quả Thanh trà ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500g mật o­ng, 100g đường phèn, 10ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.

Hôi miệng, giải rượu:

Cơm Thanh trà 100g, nhai nuốt dần dần. Thanh trà 1 quả lấy nước, vỏ quýt 10g, gừng tươi 6g, thêm đường đen lượng vừa, nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.

Trẻ đau trướng bụng hay ăn không tiêu dẫn đến tiêu chảy:

Làm mức Thanh trà 15g bằng cách rửa sạch vỏ, cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, dùng nước sôi nấu một lát, vắt nước, ngâm trong đường 1 tuần. Lấy nước mứt nuốt dần, mỗi ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.

Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm:

Mứt Thanh trà 30-60g, nhai nuốt dần.

Đau khớp hay té ngã sưng đau: vỏ tươi 250g, gừng tươi 30g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.

Dị ứng ngoài da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân:

Thanh trà 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn 60g, mỗi ngày 3 lần.

Thoát vị bẹn, sa đì:

Hạt Thanh trà 15g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.

Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thương:

Lá Thanh trà không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ.

 

Thảo luận cho bài: Công dụng của cây Thanh trà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *