Site icon Nuoitrong123

Triệu chứng Gà con ủ rủ, chân và mỏ khô, bụng trương to và chết là bị làm sao ?

Triệu chứng Gà con ủ rủ, chân và mỏ khô, bụng trương to và chết là bị làm sao ? - chon giong ga

Trong thời gian úm gà khoảng 3 ngày đầu thấy có một số gà con ủ rủ, chân và mỏ khô, bụng trương to, diều chứa đầy thức ăn, đi phân lỏng có màu khác thường, dần dần gà con chết. Khi mổ những gà này thấy trong khoang bụng có chứa chất sền sệt, màu vàng xám.

Có thể gà đang gặp tình trạng lòng đỏ chưa được tiêu hết, gây nhiễm trụng khoang bụng. Lòng đỏ là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho gà từ lúc hình thành phôi cho đến sau khi nở 1-2 ngày và tham gia vào việc hình thành sức đề kháng của gà con. Trong điều kiện bình thường và sức khoẻ của gà con tốt thì sau khi nở khoảng 2 ngày thì lòng đỏ sẽ được tiêu hoa 1hết. Tuy nhiên, cũng có khi lòng đỏ tồn tại nhiều ngày, gây hại đến sức khoẻ của gà, có khi gây chết. Theo kinh nghiệm, một số nguyên nhân sau đây làm cho lòng đỏ không tiêu:
Chất lượng của đàn gà giống bố mẹ không tốt sẽ cho gà những gà con yếu.
Kỹ thuật ấp trứng chưa tốt, làm cho trứng nở không đồng loạt, những gà nở sớm hoặc nở muộn cũng có thể mắc phải hiện tượng này.
Nhiệt độ úm trong những ngày đầu không đủ để sưởi ấm gà.
Cho gà ăn thức ăn có hàm lượng đạm quá cao trong những ngày đầu.
Gà bị nhiễm trùng, viêm rốn khi mới nở.
Do vậy, khi gặp đàn gà có tỉ lệ lòng đỏ không tiêu cao thì người chăn nuôi rất cần xem lại những phần đã nêu trên để có biện pháp can thiệp ngay khi gà mới vào chuồng úm. Một số việc cần chú ý như sau:
Chọn lọc khi nhận gà con: chỉ nhận những gà có trọng lượng tương đối đồng đều, rốn khô, sạch.
Không để gà bị lạnh trong quá trình vận chuyển.
Nhiệt độ úm phải đủ trong suốt tuần lễ đầu. nên bật đèn sưởi hoặc các nguồn cung nhiệt khác để chuồng đủ ấm trước khi gà vào chuồng vài giờ. Đối với đàn gà có vẻ hơi yếu thì cần tăng nhiệt độ úm trong 2 ngày đầu lên thêm 1-2 độ C so với mức chuẩn (tức là đạt khoảng 36-360C). Không cho gà ăn ngay khi mới vào chuồng úm, cho gà nghỉ ngơi trong vài giờ, chỉ cho uống nước, trong nước có pha thêm một số chất hỗ trợ như: đường glucose, vitamin C Antistress, Acid-Pak4-Way,…
Không nên cho gà ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao trong 1-2 ngày đầu, chỉ cho ăn tấm hoặc bột bắp to trộn với một ít thức ăn của gà con. Đến ngày thứ 2-3 sẽ tăng dần lượng thức ăn chính thức của gà con để thay thế tấm và bột bắp.
Tóm lại: Chất lượng gà con, nhiệt độ úm, và thức ăn trong những ngày đầu có liên quan rất lớn đến tình trạng lòng đỏ không tiêu của gà con. Nếu người chăn nuôi quan tâm đến 3 yếu tố trên thì việc phòng ngừa sẽ đạt kết quả cao hơn.
Nguồn: sưu tầm

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version