Tuyến trùng có kích thước rất nhỏ, hầu hết có dạng hình giun, một số ít có dạng tròn hay bầu dục. Số loài tuyến trùng ước khoảng 1 triệu loài, trên 28.000 loài được mô tả, trong đó trên 16.000 loài ký sinh.
Tuyến trùng gây hại bằng cách dùng kim chích vào mô thực vật để hút chất dinh dưỡng. Tuyến trùng có thể gây hại trên rễ, thân, lá… Tuy nhiên chủ yếu gây hại trên rễ. Tuyến trùng sống và gây hại chủ yếu trong đất.
Trên tiêu, triệu chứng do tuyến trùng thường thấy là cây cằn cỗi, lá vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy trên rễ có các mụt u sần, rễ cong queo, hệ rễ phát triển kém…
Nguyên nhân do tuyến trùng chích hút, bơm các độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phù to tạo nên các khối u sần, giảm khả năng hấp thu nước và dưỡng chất khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, triệu chứng sẽ năng hơn nếu kết hợp với nấm bệnh, virus, vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra như nấm Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia… gây bệnh chết nhanh, chết chậm, rụng lóng chết dây, tiêu điên.
Thường các triệu chứng do tuyến trùng thường thấy vào đầu mùa khô, khi có nước và chăm sóc, bón phân, bệnh suy giảm.
Trên tiêu có nhiều loại tuyến trùng gây hại, tuy nhiên phổ biến nhất là tuyến trùng Meloidogyne, Pratylenchus, Radopholus, Xiphinema, Circonemoides.
Để hạn chế tuyến trùng cần chú ý áp dụng các biện pháp tổng hợp như đào mương thoát thủy (để hạn chế tuyến trùng lây lan, đồng thời hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm), tăng cường bón vôi, bón phân Calcium – Nitrate (tuyến trùng thích đất hơi chua), bón phân hữu cơ hoai mục (vì trong phân hữu cơ có nhiều vi sinh vật và tuyến trùng đối kháng)… và cuối cùng xử lý bằng thuốc hóa học đặc trị như Saburan 10Gr.
Saburan 10Gr là thuốc xử lý đất, phòng và trị các loại tuyến trùng (rệp sáp gốc, sùng trắng, kiến, mối) hại rễ tiêu, ngoài ra còn bảo vệ rễ, ngăn ngừa các loại nấm hại gây bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên, bệnh rụng lóng, chết dây. Saburan 10Gr thuộc nhóm độc III, thời gian cách ly 14 ngày.
Sử dụng:
Xới nhẹ quanh gốc 30 – 50 cm, sâu khoảng 10 cm, xong rải thuốc, lấp đất, tưới nhẹ. Nên xử lý đất vào đầu mùa mưa, nếu mật số tuyến trùng cao, có thể xử lý thêm lần hai vào giữa hay cuối mùa mưa. Có thể trộn thuốc với phân bón, các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác để rải gốc.
Nguồn: tổng hợp