“Bí kíp” canh tác hồ tiêu bền vững ở Tây Nguyên

Tuy nhiên, nếu biết áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác, các nhà vườn có thể thành công.

Bệnh thối gốc, chết dây là loại bệnh nguy hiểm đang phổ biến do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm gọi là Phytophthora parasitica varpiperana.

Bệnh xảy ra và lây lan chủ yếu trong mùa mưa nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa khi độ ẩm đất và không khí thường rất cao.

Thông thường nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công nên tiêu càng chết nhanh, gây thiệt hại rất lớn cho vườn tiêu.

Nguyên nhân chủ yếu do bộ rễ bị úng ngập gây thối rễ, bón phân thiếu cân đối, thừa đạm, thiếu các chất trung và vi lượng, đặc biệt đất bị ngộ độc tàn dư nấm bệnh còn lại trong đất, do lưu huỳnh (S), đất chua pH < 5,0. Sau đây chúng tôi xin đóng góp một số giải pháp khoa học tổng hợp bảo đảm canh tác tiêu bền vững:

 

QUY HOẠCH VƯỜN TIÊU KHOA HỌC

Hồ tiêu là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước nhưng có bộ rễ ngắn ăn nông (phần rễ đóng vai trò hút nước hút dinh dưỡng cho cây được mọc thành chùm ở độ sâu từ lớp đất mặt đến 40 cm), rễ tiêu không ưa úng ngập, khô hạn, đất có độ chua trung tính hoặc hơi kiềm.

Vườn tiêu cần có quy hoạch khoa học bảo đảm được các yêu cầu: lên liếp cao 40 – 60 cm, bảo đảm thoát nước cứ 2 hàng tiêu có 1 rãnh thoát nước, nước không đọng ở gốc, không để gây úng ngập cục bộ trong lô, mùa khô phải bảo đảm tưới đủ nhu cầu độ ẩm, dùng các loại tàn dư thực vật, cây phân xanh tủ gốc cho cây. Áp dụng chế độ xen canh với các cây đậu đỗ ngắn ngày (đậu xanh, đậu nành, đậu đen, muồng…) trong 3 – 4 năm đầu, với các cây dài ngày như cà phê, ca cao, dừa… làm giảm bệnh rễ cây tiêu.

Thông thường, mỗi năm để bón cho vườn tiêu đang khai thác cần dùng 30 – 40 m3 phân hữu cơ hoai mục, tuy nhiên phân ủ tự nhiên không xử lý thường mang nhiều mầm bệnh. Giải pháp hiệu quả nhất ủ phân hữu cơ (ủ đống trong 1 tháng trước khi bón) với Vi nấm Trichoderma Tam Nông (có tác dụng chuyển hóa hữu cơ nhanh, đối kháng nấm bệnh, tuyến trùng, kích thích rễ phát triển).

Lượng dùng 1 kg chế phẩm cho 3 – 4 m2 phân. Phân ủ ra có hàm lượng chất mùn cao, sạch mầm bệnh, ký sinh trùng (tuyến trùng, trứng giun sán, mối, kiến…) giúp đất giữ được dinh dưỡng và cây dễ hút phân, đồng thời tiếp tục phân giải cành rơi lá rụng thành phân bón, giải phóng ra chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên, kích thích bộ rễ phát triển và ngăn ngừa bệnh cây do nấm khuẩn và tuyến trùng hại rễ tiêu.

CÂN ĐỐI DINH DƯỠNG

Thực tế đất đai ở Tây Nguyên thường là chua, pH thấp từ 3,8 – 4,2 lại rất nghèo chất CaO, S, Bo và những chất vi lượng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây hồ tiêu phát triển được trên đất có pH tối ưu là 5,5 – 6,5. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu: Với mật độ khoảng 1.750 trụ/ha, mỗi năm cây tiêu hút từ đất một lượng dinh dưỡng là 250 kg đạm (N), 35 kg P2O5, 205 kg K2O, 45 kg CaO và 20 kg MgO.

Như vậy, nhu cầu dinh dưỡng đạm, kali của hồ tiêu cao hơn so với lân, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), cây hồ tiêu rất cần hút các các nguyên tố trung và vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển.

Vì vậy, cây hồ tiêu rất cần được bổ sung cân đối dinh dưỡng, phân đa yếu tốt NPK Văn Điển giúp cây tiêu tránh được các bệnh đốm lá, héo rụng lá, bệnh thối rễ, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hương vị thơm hơn bón bằng phân thông thường do được cung cấp cân đối dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng như CaO, MgO, SiO2 và các chất vi lượng Bo, Cu, côban, molipđen… rất cần thiết cho cây mà các loại phân bón khác không có.

Chú ý: Khi đất đủ ẩm, rải đều phân NPK Văn Điển chung quanh tán cây tiêu, xăm xới nhẹ lấp đất kín phân, tránh làm đứt rễ tiêu. Khi đất đủ ẩm, rải đều phân chuồng ủ vi sinh, phân NPK Văn Điển chung quanh tán cây tiêu, xăm xới nhẹ lấp đất kín phân, tránh làm đứt rễ tiêu.
Nguyên nhân do trong lân nung chảy ngoài yếu tố dinh dưỡng lân còn có chứa rất giàu các oxyt kim loại kiềm thổ như CaO, MgO, silic oxyt, đóng vai trò vừa cung cấp thêm dinh dưỡng trung lượng, vừa góp phần cải tạo độ chua và nâng cao chất lượng đất, 1 kg có tác dụng cải tạo độ chua tương đương 0,5 kg vôi bột nên khi bón với lượng dùng 1.200 kg/ha (0,8 kg/trụ) tương đương 600 kg vôi bột, sẽ giúp ích cải tạo nâng cao pH đất mà không cần bón vôi.

+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây tiêu sử dụng, canxin vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ tiêu.

+ Ma giê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tại đất như canxin, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây trồng tổng hợp protein, magiê rất cần cho sự quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chắc hạt, chống chọi tốt với mùa khô hạn tăng khẳ năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.

Một số điểm tại Chư Sê, Gia Lai nhờ áp dụng phân bón NPK Văn Điển đã có hộ đạt trung bình 35 kg/trụ, cá biệt tới 50 kg/trụ (8 – 13 tấn/ha), các vườn tiêu trong mô hình đều cân đối, khỏe, không xảy ra các loại bệnh rễ, giảm rất nhiều chi phí tốn kém như các hộ không áp dụng quy trình này.
+ Silic (SiO2): Giúp cho cây tăng khả năng oxy hoá, làm cứng thành vách tế bào do silic nằm trong thành phần cellulose của thành tế bào, chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp và bệnh thối đầu lá, tăng khả năng quang hợp.

+ Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng tiêu rất rõ. Do đất Tây Nguyên quá thiếu nên phải chú ý để cung cấp bổ sung cho cây.

+ Bo: Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzym, nó có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau. Bo làm tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và việc vận chuyển hydratcarbon được dễ dàng. Bo liên quan tới quá trình tổng hợp protein, lignin. Bo thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây…

+ Kẽm (Zn), Mangan (Mn)…: Mặc dù cây hút rất ít những rất quan trọng trong đời sống của cây tiêu, do góp phần tạo nên các enzym, tham gia vào quá trình quang hợp, trao đổi chất…thiếu chúng các chức năng tế bào của cây bị suy yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, sâu phá hại.

NPK VĂN ĐIỂN THÍCH HỢP CHO CÂY HỒ TIÊU

* Phân NPK 12.8.12: N 12%; P2O5 8%; K2O 12%; S 3%; MgO 8%; CaO 15%; SiO2 13% và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co… tổng dinh dưỡng trên 71%.

* Phân NPK 16.6.16: N 16%; P2O5 6%; K2O 16%; S 2%; MgO 5%; CaO 8%; SiO2 7% và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co… tổng dinh dưỡng trên 60%.

Liều lượng và cách bón (ĐVT kg/ha):

Trồng mới: 400 – 500 kg NPK 12.8.12 phân NPK Văn Điển loại 12.8.12 trộn đều đất trong hố trước khi đặt bầu.

Năm thứ 2: 1.000 – 1.200 kg NPK 12.8.12. Phân NPK Văn Điển được chia bón 3 – 4 lần vào các thời điểm. Khi cây tiêu ra hoa, khi cây đã đậu quả và bón sau thu hoạch.

Năm thứ 3: 1.600 – 1.800 kg NPK 12.8.12

Thời kỳ kinh doanh: 2.200 – 2.500 kg NPK 16.6.16

Phân lân nung chảy Văn Điển là lựa chọn có cơ sở từ hiệu quả sử dụng của bà con các vùng trồng tiêu, tại Tây Nguyên theo điều tra của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì có tới 70% các hộ trồng tiêu sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển bón cho cây tiêu thu được lợi nhuận cao.

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: “Bí kíp” canh tác hồ tiêu bền vững ở Tây Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *