Từ tình cờ tận dụng lu, chậu sành đã hỏng để trồng tiêu ăn trong gia đình, anh Nguyễn Văn Thành (ấp Suối Cát, xã Cửa Dương) đã tiến tới “nghệ thuật hóa” các lu chậu, biến cây tiêu có thêm chiếc áo mới ngộ nghĩnh như cây kiểng “độc”, chi chít quả.
Tiêu là cây trồng bản địa của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Tiêu Phú Quốc nổi tiếng không chỉ vì chắc hạt, vị thơm nồng mà còn bởi đậm đà vượt trội so với nhiều địa phương khác.
Ở Phú Quốc, tiêu được trồng với quy mô lớn và liền kề nên tiêu không chỉ là quà mà còn là điểm đến lý tưởng của nhiều đoàn du lịch và ngoài nước. Thời gian gần đây, cây tiêu Phú Quốc có thêm chiếc áo mới hấp dẫn hơn với việc đưa vào chậu như cây kiểng của nông dân Nguyễn Văn Thành (ấp Suối Cát, xã Cửa Dương).
Từ thành công tận dụng lu, chậu sành đã hư hỏng để trồng vài dây tiêu gần nhà để sử dụng hàng ngày, anh Thành đã tiến tới lợi dụng hình khối, đường nét của những sợi dây gắn kết các dụng cụ tưởng chừng chỉ bỏ đi này thành chậu trồng tiêu khá “bắt mắt” như kiểng “độc”.
Tiêu là cây bản địa của Phú Quốc
Thời gian gần đây, tiêu không chỉ là quà mà vườn trồng tiêu còn là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách đến Phú Quốc.
Gần đây tiêu Phú Quốc có thêm chiếc áo mới với việc đưa vô chậu.
Lu bể, chậu thủng sau khi được dùng dây hàn gắn lại trở nên bắt mắt ngộ nghĩnh.
Đặc biệt là vô chậu, nhưng tiêu kiểng vẫn cho trái rất sai.
Thậm chí không hề thua kém tiêu trồng trong tự nhiên.
Nguồn: nghenong.com