Chim Bồ Câu không phải là loài chim cảnh hót, tuy nhiên được nuôi nhiều ở Việt Nam để lấy thịt. Lamnong.net xin chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chuồng chim:
Chuồng nuôi chim bồ câu cần thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau. Trứng chim bồ câu thường là món ăn khoái khẩu của chuột vì thế cần xây trên cao mà quây kín và tránh gió lùa, mưa tạt.
Thức ăn cho chim:
Về cơ bản, chim bồ câu nên ăn các loại thức ăn như gạo, ngô, các loại đậu. Trong đó, gạo chiếm khoảng 70-75%, còn lại là đậu hoặc ngô. Bạn nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào lúc 6-7h, 14-15 h. Thường chim được ăn đúng giờ sẽ tốt nhất.
Mật độ nuôi:
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Ổ đẻ:
Ổ đẻ là nơi dùng để chim bồ câu sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của loài động vật này là đẻ trứng trong quá trình nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.
Phòng bênh:
Cũng giống như việc nuôi chim cảnh làm giàu việc phòng bệnh cho chim cực kỳ quan trọng. Nếu chim cảnh hót làm ảnh hưởng tới giọng hót và màu sắc thì ở chim bồ câu sẽ ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi. Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.
Nguồn: sưu tầm