Sau 5 lưu ý để nuôi chim bồ câu năng suất cao thì việc nhận biết những loại bồ câu là việc vô cùng quan trọng để lựa chọn được giống nhằm mục đích nuôi bồ câu có năng suất cao.
Nuôi bồ câu
Sống có đôi: Chim bồ câu sống bầy đàn hàng trăm con với nhau nhưng đôi nào vào đôi đó. Khi bay, khi đậu có nhau và cùng tìm một nơi lý tưởng để xây dựng cho tổ ấm cho mình. Vì thế mà khi có một con chim, vì một lý do nào đó mà chúng không ở với nhau thì sẽ đi tìm con khác. Khi nuôi nhốt ta nên nhốt 2 con với nhau thì chúng vui vẻ mớm mồi cho nhau. Nếu chúng ta nhốt một con thì chúng buồn ủ rũ, ăn ít…có khi còn không nghĩ đến chuyện ăn uống, sinh ra bệnh tật. Theo thành viên trong hội chim cảnh 3 miền chia sẻ lại.
Thích chuồng đẹp: Nếu chúng ta nuôi thả thì nên làm chuồng đẹp và sơn nhiều màu. Những đôi có máu mặt thì bao giờ cũng tranh dành được những chuồng đẹp và ở trên cao. Đôi nào yếu thế, biết thân biết phận thì ở những chuồng xấu và ở dưới thấp. Nếu làm chuồng đẹp có khi còn dụ được chim ở nơi khác về. Có nhà làm chuồng chim như cảnh mẹ con chi Dậu mà chim vẫn ở, nhưng phải cho chúng ăn đầy đủ và không bị xua đuổi thì chim vẫn sinh sản tốt.
Nuôi bồ câu
Tính sạch sẽ: Chim bồ câu cực kỳ sạch sẽ, rất thích tắm. Nếu chúng ta nuôi nhốt bồ câu lâu không cho chim tắm khi thì khi nhìn thấy nước chúng sẽ nhảy vào tắm ngay dù trời nóng hay lạnh. Vì thế người nuôi nên tận dụng đặc điểm này để loại bỏ ký sinh trùng trên chim. Đối với chim sinh sản một tuần nên cho tắm một đến hai lần. Thời gian tắm thích hợp nhất là vào khoảng một đến hai giờ trưa. Nếu nuôi nhốt thì phải chọn những ngày trời ấm cho chim tắm. Nếu phải ngày thời tiết ẩm ướt mà cho chim tắm sẽ bị sinh bệnh.
Thích ăn các loại hạt: Bồ câu rất thích ăn ngô, lúa đậu đặc biệt là đậu xanh. Cám thực phẩm gia cầm cũng là món ăn khoái khẩu của bồ câu. Hạt ngô vỡ làm ba, làm tư bồ câu vẫn ăn nhưng không thích bằng hạt còn nguyên vẹn. Vì vậy chúng ta nên chọn loại ngô hạt nhỏ và là ngô vàng chim mới thích ăn.
Nguồn: sưu tầm