Hạt dẻ được mệnh danh là trái cây bổ thận, khỏe xương, ăn có vị bùi và được mọi người ưa thích. Ngoài ra hạt dẻ còn được làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay theo nghiên cứu hạt dẻ Trùng Khánh vừa to, giàu dinh dưỡng được nhiều người tin dùng. Bài việt dưới đây sẽ mách bạn bí quyết trồng hạt dẻ Trùng Khánh sao cho có năng suất cao.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Công dụng của hạt dẻ: Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ. Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe…Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ. Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe…
Hạt dẻ được trồng ở đâu?
Hạt dẻ được trồng nhiều ở miền núi phía bắc Việt Nam do chúng thích hợp với điều kiện không khí lạnh Tuy nhiên hạt dẻ ngon nhật được cho là hạt dẻ Trùng Khánh được trồng ở Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh khác biệt với các loại hạt dẻ khác, như: Hạt dẻ Trung Quốc, hạt dẻ Lạng Sơn, hạt dẻ Quảng Uyên…, bởi các tính chất và chất lượng đặc thù của nó. Về hình thái : hạt dẻ Trùng Khánh to đều gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng, có hình dáng hơi tròn kích thước ba chiều gần bằng nhau, vỏ hạt màu nâu sẫm, rất bóng, trên vỏ có lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, dễ bóc, nhân hạt có màu vàng tơ, vị bùi, thơm ngậy.
Hạt dẻ
Trồng cây dẻ trước tiên cầu có điều kiện về khí hậu:
Cây dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng hay còn gọi là dẻ ván: thích hợp với đất đồi, sườn đồi, sườn núi, đất nương rẫy cũ…, chỉ cần có tầng dày, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có độ pH từ hơi chua đến trung tính (pH 5,5-7,0). Đất kiềm, đất chứa muối trên 0,2% thì cây sinh trưởng không tốt.
Chọn giống: Vì dẻ ván lấy quả là chủ yếu, là cây có nhiều chủng khác nhau nên cần hết sức chú ý khâu chọn giống. Trước tiên nên chọn những cây khỏe mạnh, sai quả đã được trồng và thích nghi với khí hậu Trùng Khánh, Cao Bằng để lấy giống. Hạt chín vào tháng 9-10. Khi chín vỏ quả có màu xám, màu vàng xám, vỏ có thể có khía nứt để lộ hạt ra ngoài, vỏ hạt có màu nâu. Hạt lấy xong có thể gieo ngay hoặc cất trữ để đến mùa xuân đem gieo. Nếu gieo ngay tỷ lệ nảy mầm không cao.
Trồng dẻ:
Hạt cất ẩm, một lớp hạt một lớp cát ẩm, hàng tuần kiểm tra, đảo hạt, loại bỏ hạt thối và phun nước giữ ẩm.
Đất vườn ươm cần cày kỹ, bón lót bằng phân chuồng hoai 30kg/10m2.
Hạt dẻ to nên có thể gieo theo hàng. Luống làm cao 30cm, trên luống làm rạch rồi gieo hạt. Rạch cách nhau 25-30cm, gieo hạt nọ cách hạt kia 15-20cm, hạt gieo được lấp đất sâu 2-3cm.
Hố trồng: Hố đào 40x40x40cm.
Bón phân: cần bón phân lót mỗi hố 40kg phân chuồng. Dẻ ván nên trồng thưa, mật độ 400-500 cây/ha. Khi cây còn nhỏ, giữa các hàng dẻ có thể trồng khoai, đỗ, lạc, lúa. Về sau có thể trồng gừng. Những năm đầu cần xới xáo, vun gốc. Khi đã thành rừng rồi thì hàng năm cũng cần bón phân để xúc tiến cây sai hoa kết quả. Ngoài bón phân chuồng còn có thể dùng phân xanh, cỏ rác vùi vào gốc cây để làm cho đất tơi xốp, thoát nước nhưng giữ ẩm, có lợi cho cây sinh trưởng phát triển.
Lưu ý: Để tăng sản, ngoài khâu chọn giống còn cần nghiên cứu chế độ bón phân, tưới nước, tỉa cành, tạo tán v.v… chế độ quản lý, chăm sóc hợp lý.
Nguồn: Sưu tầm