Sâu mình hồng: Sâu non có màu hồng, bướm trưởng thành trên đầu có hai sừng (còn gọi là sâu cú mèo), tấn công mía ở giai đoạn cây con, đục từ ngọn mía xuống và ở trong thân cây nằm sâu dưới mặt đất làm đọt mía héo, chết khô có màu trắng.
Sâu bốn vạch: Trên thân có những vạch kéo dài, bướm có 2 cánh trước to có màu vàng, gây hại lúc mía trưởng thành bằng cách chui vào bẹ lá, đục vào thân cây làm cho mía dễ đổ ngã, tạo điều kiện cho các bệnh tấn công, nhất là bệnh thối đỏ.
Bệnh hại
Bệnh than (hay còn gọi là bệnh roi ngựa): Từ ngọn cây mía đâm ra một roi cong xuống và được phủ ngoài bằng một lớp bào tử màu đen. Bệnh dễ phát tán rộng do bào tử dễ lây lan qua nhiều hình thức như theo gió, theo nước, ở trong đất,… khi bị tấn công làm cho cây mía không có khả năng tạo lóng. Nếu mía tơ bị bệnh sẽ cho năng suất không cao và nếu liên tục lưu gốc chúng sẽ phát triển thành bụi mía cây nhỏ, um tùm hay còn gọi là mía ma, mía đực. Bệnh này thường gặp ở giống mía VĐ 86-368.
Bệnh thối đỏ (bệnh rượu): Do nấm gây ra thông qua vết xây xát và lỗ nhỏ trên thân cây mía của sâu đục thân. Mía bị bệnh khi chẻ ra có màu đỏ, mùi hôi giống như rượu và mía bị chết dần sẽ làm giảm năng suất và chữ đường đáng kể. Bệnh phổ biến ở giống mía QĐ11.
Cách phòng trừ
Chọn các giống mía kháng sâu bệnh. Vệ sinh đồng ruộng để cắt đường lây lan.Rải Basudin hoặc Bam trước khi đặt hom.Bón ít phân đạm, tăng cường kali.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để xử lý kịp thời khi phát hiện sâu, bệnh.Cắt và tiêu hủy các cây bị bệnh. Đối với sâu mình hồng cần phải cắt sâu tận gốc mía để tránh trường hợp chúng phát tán nhanh hơn.
Hạn chế sử dụng thuốc hóa học trừ trường hợp khi sâu bệnh phát triển nhiều trên diện tích rộng mà không thể tiêu diệt bằng thủ công.
Nguồn: 2lua.vn