Đưa thiết bị máy móc vào ngành Mía đường để tăng năng suất

Năng suất cây Mía vẫn còn hạn chế mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do chậm đầu tư cơ giới hóa, áp dụng máy móc đa năng vào sản xuất.

Cơ giới hóa sản xuất mía

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phổ biến và hỗ trợ một số máy móc đa năng chuyên dùng cho vùng mía, bao gồm máy làm đất đa năng và máy nâng xếp mía. Theo ông Nguyễn Tiến – Trưởng trạm Khuyến nông thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), thị xã đã đưa vào hoạt động 6 máy làm đất đa năng được hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trị giá mỗi chiếc 25 triệu đồng.

Theo đánh giá của nhà sản xuất, việc áp dụng máy làm đất đa năng giúp cơ giới hóa 5 khâu đối với vùng đất cứng, diện tích rộng; cơ giới hóa 7 khâu đối với vùng đất cát pha, có diện tích nhỏ; giảm 50 – 70% chi phí sản xuất; 30 – 90% thời gian lao động trong từng khâu. Ngoài làm đất, chăm sóc mía, nông dân còn sử dụng làm đất cho lúa, mì, bắp, đậu… Máy nâng xếp mía hỗ trợ nâng mía từ mặt đất lên thùng xe, năng suất đạt 20 tấn/giờ, cần 4 – 5 lao động, cao hơn hẳn quá trình bốc xếp thủ công (cần 5 – 8 người bốc cho xe 20 tấn, mất 3 – 5 giờ).

Đưa thiết bị máy móc vào ngành Mía đường để tăng năng suất - tang nang suat 191 2Ứng dụng rộng rãi các máy móc đa năng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây mía

Mía là cây công nghiệp chủ lực của Khánh Hòa. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng cây mía vẫn còn hạn chế mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do chậm đầu tư cơ giới hóa, áp dụng máy móc đa năng vào sản xuất. Việc ứng dụng rộng rãi các máy móc đa năng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây mía, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Lột lá Mía để tăng năng suất

Theo TS Cao Anh Đương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường, lột lá mía còn có các tên gọi khác như bóc lá mía (ở miền Bắc) hoặc đánh lá mía (ở miền Bắc, miền Trung). Đây là biện pháp kỹ thuật cánh tác nhằm loại bỏ các lá mía khô, lá mía già, các mầm, chồi mía vô hiệu ra khỏi cây mía và bụi mía.

TS Cao Anh Đương cũng chia sẻ: Tập quán lột lá mía hiện nay rất khác nhau tùy theo vùng. Ở miền Bắc, người thường tiến hành lột lá mía khô định kỳ 1-2 tháng/lần trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây mía, sau khi lột, lá thường được thu, gom, bó lại và mang về nhà làm chất đốt (hoặc đôi khi dùng để lợp mái nhà).

Ở đồng bằng sông Cửu Long, người ta thường lột lá (kể cả lá già và chưa già) từ 2-3 lần trong giai đoạn mía 7-9 tháng tuổi và ngay trước khi thu hoạch, sau khi lột, lá mía chủ yếu được tủ lại trên ruộng. Ở Ấn Độ, tại một số vùng thường xuyên có gió mạnh, sau 1, 2 lần lột lá ban đầu, khi mía đủ cao người ta không lột lá nữa mà bện, xoắn lá lại và buộc nối các cây mía chụm lại với nhau thành từng hàng hoặc từng bụi để chống đổ ngã.

Các nhà máy đường có thể nghiên cứu, chế tạo hoặc cải tiến, ứng dụng một số dụng cụ lột lá như dao lột lá của Ấn Độ hoặc máy lột lá của Thái Lan (xem hình) để nâng cao năng suất lột lá, hạ chi phí và tăng tính khả thi của biện pháp này trong sản xuất đại trà.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Đưa thiết bị máy móc vào ngành Mía đường để tăng năng suất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *