Tìm hướng đi tăng năng suất cho ngành Mía đường Việt Nam

Nhiều biện pháp đồng bộ cần được thực hiện như thực hiện cơ giới hóa trong việc tưới cho cây mía, thay đổi cơ cấu giống mía cho phù hợp,…

Hiện nay, ngành đường Việt Nam có sức cạnh tranh yếu so với các nước, nguyên nhân chủ yếu do năng suất, chất lượng mía thấp, giá thành sản xuất nguyên liệu cao hơn nhiều so với các nước. Việc hội nhập từng bước theo lộ trình sẽ là động lực thúc đẩy đổi mới. Việc đổi mới này phải do cả các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội và các doanh nghiệp mía đường cùng tham gia thực hiện.

Công suất trung bình 1 nhà máy đường ở Việt Nam là 3.250 TMN, thấp hơn nhiều so với công suất trung bình của 1 nhà máy ở Thái Lan, Ấn Độ, Brazil là 7.000-8.000 TMN.

Tìm hướng đi tăng năng suất cho ngành Mía đường Việt Nam - tang nang suat 261b 1Cần tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp mía đường trong tiến trình hội nhập

Năng suất mía trung bình Thế giới là 70 tấn mía/ha, năng suất mía hiện tại của Việt Nam chỉ đạt 65 tấn mía/ha. Ngoài ra, tỷ lệ chữ đường trong mía chỉ đạt khoảng 10% trong khi Thái Lan là 12,9%.

Vì vậy, thời gian tới, nhiều biện pháp đồng bộ cần được thực hiện như thực hiện cơ giới hóa trong việc tưới cho cây mía, thay đổi cơ cấu giống mía cho phù hợp, quy hoạch liền vùng, liền khoảnh để tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất mía.

Mía là cây trồng có sinh khối lớn, có tiềm năng để sản xuất nhiên liệu sinh học, là nguồn năng lượng đang được cả thế giới quan tâm đầu tư phát triển. Trước mắt, các nhà máy đường có thể tận dụng phế phụ phẩm để sản xuất nhiên liệu sinh học như tận dụng rỉ mật để sản xuất cồn…Đây là một thế mạnh của ngành đường cần được khai thác và phát huy. 

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Tìm hướng đi tăng năng suất cho ngành Mía đường Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *