Cách làm đệm lót chế phẩm sinh học Balasa

Hướng dẫn bà con cách tự làm đệm lót sinh học từ chế phẩm Balasa hiệu quả giúp cho việc chăn nuôi hiệu quả, sạch.

Cách làm đệm lót chế phẩm sinh học Balasa - heo tren nen dem lot sinh thai1 500x375

Nguyên liệu:

– Trấu và mùn cưa: 50% trấu , 50% mùn cưa
– Bột ngô: 15 kg
– Chế phẩm BALASA N01 : 3 kg
– Nước sạch: 200 lít
Mùn cưa phải qua sàn để loại bỏ dầm và phơi nắng 2 ngày trước khi sử dụng (phơi nắng mùn cưa khô sẽ loại bỏ vi khuẩn gây hại)

Ủ chế phẩm:

Cách chế 200 lit dịch men: Cho 3 kg Balasa gốc và 10 kg bột ngô vào thùng sau đó cho thêm200 lít nước sạch khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 2-3 ngày.

Cách xử lý bột ngô ( Trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ thì xử lý ): Lấy khoảng 2 lít dịch menđã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm.

Cách làm đệm lót:

Bước 1: Rải lớp chất trấu dầy 30 cm

Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch ( phun như mưa ) lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một nắm trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được). Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho trấu ẩm đều và làm phẳng mặt

Bước 3: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu

Bước 4: Tiếp tục rải lớp mùn cưa dầy 30 cm lên trên lớp trấu

Bước 5: Phun nước sạch đều lên trên mặt đến khi đạt độ ẩm khoảng 20%. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm mầu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được.

Bước 6: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa

Bước 7 : Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa sau đó rắc đều hết phần bã ngô còn lại lên mặt lớp mùn cưa

Bước 8: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa, sao cho men trãi đều trên mặt

Bước 9: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.

Bước 10: Lên men

Mùa mưa : sau khi làm xong đệm lót có thể thả heo vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của heo để làm tăng lên men.

Mùa khô :

– 1-2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40[SUP]o[/SUP]C, dưới độ sâu 30 cm có thể đạt nhiệt độ 70[SUP]o[/SUP]C nhưng duy trì trong thời gian ngắn.

– Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ khoảng 40[SUP]o[/SUP]C, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được.

– Sau khi lên men kết thúc: bỏ bạt phủ, cào cho lớp bề mặt ( sâu khoảng 20 cm ) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả heo.

Chú ý:

– Nền chuồng là đất thì phải nện chặt. Nếu là nền xi măng thì phải khoan nền, 9-10 lỗ/m[SUP]2[/SUP], mỗi lỗ rộng 3-4 cm để tạo sự thông thoáng cho lớp nền.

– Thường xuyên dùng cào trộn vùi phân vào bên dưới để phân phân hủy nhanh hơn.

– Dùng cào trộn để tạo độ xốp cho lớp đệm giúp phân phân hủy tốt.

– Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót.

– Kiểm tra ẩm độ lớp đệm để bổ sung nước cho phù hợp.

– Đệm nếu bảo quản tốt có thể dùng 6 tháng đến 1 năm đối với gia cầm, 3-4 năm đối với heo.

– Sau mỗi đợt xuất chuồng phải cào lớp đệm cũ phun thuốc sát trùng, bổ sung lớp đệm mới, và men vi sinh tương ứng để sử dụng lại .

– Khi không dùng nữa lớp đệm có thể dùng làm phân bón vi sinh rất tốt cho cây trồng.

Hạn sử dụng: 18 tháng.

Ngoài tác dụng làm đệm lót BALASA N01 còn có nhiều tác dụng khác:

– Khử mùi hôi cống rãnh, phân, rác: 1kg/ 100m[SUP]2[/SUP].

– Thông tắc bể phốt, cống rãnh; thông tắc và tăng năng lực phân hủy của biogas: 1kg/10m[SUP]3[/SUP].

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách làm đệm lót chế phẩm sinh học Balasa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *