Phòng trừ nấm mốc độc hại trong chăn nuôi gia cầm

Việc kiểm soát độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia cầm hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Do mức độ nguy hiểm cũng như những thiệt hại to lớn do chúng mang đến. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách Phòng trừ nấm mốc độc hại trong chăn nuôi gia cầm.

Trong thực tế các biện pháp phòng chống độc tố nấm mốc trong quá trình chăn nuôi gia cầm cần phải thực hiện từ khâu thu hoạch và bảo quản các nguyên liệu đầu vào. Sau khi nguyên liệu được đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chú y tới các phương pháp khử độc tố trong thức ăn.

Phòng trừ nấm mốc độc hại trong chăn nuôi gia cầm - nam moc 640x418

Cách phòng trừ nấm mốc độc hại trong chăn nuôi gia cầm

Quy trình khử độc tố nấm mốc cần chú ý:

  • Vô hiệu hóa, phá hủy hoặc loại bỏ độc tố.
  • Không để độc tố tồn tại trong thức ăn, các chất chuyển hóa từ độc tố, các sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa độc tố cũng cần phải loại bỏ ra khỏi thức ăn.
  • Cần giữ lại nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong thức ăn.
  • Quá trình khử độc tố cần được làm phù hợp trong quá trình sản xuất thức ăn.
  • Cần tiêu diệt cả những bào tử nấm.

Quá trình này cần thiết lập sao cho dễ thực hiện, giảm chi phí và không ảnh hưởng tới môi trường. Việc khử độc tố nấm mốc ra khỏi thức ăn được làm theo các phương pháp sau.

Phương pháp vật lý

Có 4 phương pháp vật lý chính

  • Làm sạch.
  • Phân loại cơ học.
  • Loại bỏ những phần không đủ điều kiện sử dụng.
  • Sử dụng phương pháp khử độc tố bằng nhiệt.

Phương pháp làm sạch

Trong quá trình xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sử dụng cần loại bỏ bụi, vỏ, tóc và hạt không đạt yêu cầu. Đối với một số loại hạt cần thiết phải rửa sạch trước khi phơi khô.

Phân loại cơ học

Quá trình này loại bỏ các hạt nhiễm độc tố Mycotocxin. Giai đoạn này rất quan trọng vì rất có thể việc loại bỏ không hết sẽ đến việc độc tố đi vào thức ăn. Tuy nhiên việc làm này cũng cần tính toán sao cho phù hợp tránh chi phí quá lớn.

Rửa bằng nước hoặc bằng dung dịch Na2CO3 cũng làm giảm nồng độ Mycotocxin trong hạt ngũ cốc.

Có thể cho hạt vào nước và loại bỏ những hạt nổi. Phương pháp này cũng có thể loại bỏ Mycotocxin nhưng cần chú ý rằng, có một số hạt nổi nhưng không chứa mycotocxin

Sử dụng nhiệt

Độc tố nấm có khả năng chịu nhiệt rất tốt nên xử lý bằng nhiệt không thể loại bỏ chúng mà vẫn giữ đươc chất dinh dưỡng trong ngũ cốc. Tuy nhiên việc xử lý nhiệt lại rất tốt trong việc loại bỏ những bào tử nấm.

Các phương pháp vật lý khác như chiếu xạ, siêu âm hoặc chiết xuất dung môi

Chú ý: Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp vật lý còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm và loại độc tố có trong hạt ngũ cốc. Ngoài ra các kết quả thu được bằng các phương pháp vật lý thường không cao, cùng với đó chi phí cho việc xử lý bằng phương pháp này rất tốn kém. Vì vậy, các ứng dụng thực tế của các phương pháp trên thường rất hạn chế.

Phương pháp hóa học

Sử dụng hóa chất trong việc xử lý độc tố nấm mốc phụ thuộc vào các tính chất oxy hóa của các loại độc tố nấm khác nhau, các thí nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra khả năng khử độc của các chất hóa học, tuy nhiên việc sử dụng các chất này cần chú ý đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn và mức độ ngon miệng có bị ảnh hưởng hay không. Trong độc tố nấm mốc tồn tại trong ngũ cốc thường không chỉ có một loại vậy nên khi sử dụng hóa chất cần có sự kết hợp tỉ lệ sao cho phù hợp nhất.

Phương pháp này thường ít được sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp do có nhiều tác dụng phụ không tốt cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.

Phương pháp sinh học

Có 2 phương pháp chính

  • Phương pháp hấp thụ.
  • Phương pháp chuyển dạng sinh học.
  • Phương pháp hấp thụ

Sử dụng các chất liệu hấp phụ là một phương pháp rất phổ biến đang được sử dụng phổ biện trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để kiểm soát độc tố nấm mốc đặc biệt là kiểm soát afatocxin. Các hợp chất này được bổ sung vào thức ăn để kết hợp với độc tố và làm cho chúng không gây ảnh hưởng lên niêm mạc ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn, Quá trình hấp phụ này cần được chú ý sao cho hợp chất sinh ra không ảnh hưởng tới vật nuôi. Trong thực tế có rất nhiều độc tố được hấp phụ hiệu quả mà không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu cũng như sức khỏe của vật nuôi.

Một số chất hấp phụ đã được nghiên cứu cho kết quả tích cực như:

  • Bentonites
  • Zeolit
  • Diatomaceus
  • Than hoạt tính
  • Các loai sợi có nguồn gốc thực vật.

Các chất hấp phụ trên có lực liên kết với độc tố nấm mốc tương đối yếu. Các thông số quan trọng để đánh giá chất hấp phụ kết dính với độc tố nấm mốc là:

  • Chemisorption (hấp phụ hóa học) chỉ số độ mạnh liên kết hóa học.
  • Khả năng hấp phụ (chất độc (g)/chất hấp phụ (kg)).
  • Ái lực với những độc tố có mức độ nguy hiểm cao.
  • Không có hoặc hấp phụ rất thấp đối với các chất dinh dưỡng.
  • Không giải phóng chất các chất đã được hấp phụ.
  • Chất hấp phụ phải không gây độc cho vật nuôi (chất hấp phụ là kim loại nặng, dioxine . . .)
  • Tỷ lệ ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng của gia cầm thấp.
  • Phân tán nhanh và đồng đều trong thức ăn trong quá trình trộn.
  • Chịu được nhiệt trong quá trình ép viên.
  • Độ ổn định trong một khoảng pH rộng

Đã có một loạt các nghiên cứu đưa ra cho thấy than hoạt tính có thể hấp phụ rất tốt độc tố nấm mốc nhưng không thể sử dụng trong thức ăn chăn nuôi do nó có thể hấp phụ cả các chất dinh dưỡng.

Bentonites là đất sét hình thành trong quá trình phân hủy của tro núi lửa, một số nghiên cứu cho thấy Bentonites có khả năng hấp phụ tốt với aflatoxin B1.
Phương pháp sử dụng vi sinh vật làm thay đổi cấu trúc hóa học.

Giải độc tố nấm mốc bằng các enzyme hay sử dụng các vi sinh vật đã được nghiên cứu để độc tố bị hạn chế vào đường tiêu hóa trước khi quá trình hấp thu dưỡng chất trong ruột hình thành. Phương pháp này cho thấy hiệu quả trong việc hạn chế tác động của độc tố nấm mốc và rất thân thiện với môi trường.

Trong trường hợp đối với độc tố Trichothece có nghiên cứu cho thấy độc tố không thể gây độc lên cơ thể gia súc nhai lại do trong dạ cỏ có 1 loại vi sinh vật đã ức chế và làm thay đổ đặc tính hóa học của độc tố này.

Thảo luận cho bài: Phòng trừ nấm mốc độc hại trong chăn nuôi gia cầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *