Cách phòng trị bệnh giun xoăn ở chim bồ câu

Bệnh giun xoăn ở chim bồ câu.

Cách phòng trị bệnh giun xoăn ở chim bồ câu - cach phong tri benh giun xoan o chim bo cau

 

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).

Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng

Đặc điểm sinh học

– Vị trí ký sinh: ruột non

– Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.

– Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.

3. Phòng bệnh

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Cách phòng trị bệnh giun xoăn ở chim bồ câu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *