Cách phòng và trị bệnh Bọ cánh cứng hại cây dừa

Bọ cánh cứng hại cây dừa (bọ dừa) có nguồn gốc từ Indonesia, sau đó lây lan qua các đảo ở Thái Bình Dương. Tại Việt Nam bọ dừa được phát hiện từ năm 1999 ở ĐBSCL.

Hiện nay, bọ dừa vẫn tiếp tục lây lan nhanh qua các tỉnh Nam Trung bộ, ngoài việc ảnh hưởng đến thu nhập của nhà nông, bọ dừa còn ảnh hưởng đến vùng có cảnh quan du lịch nổi tiếng và môi trường sinh thái do việc dùng thuốc trừ không đúng cách…

Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), lớp côn trùng (Insecta), ngành chân đốt (Arthropoda), giới động vật (Animalia). Bọ dừa gây hại cho nhiều loại cây trồng thuộc họ cau, dừa (Palmae), trong đó chủ yếu là dừa giai đoạn vườn ươm, vườn trồng nhất là cây còn non.

Cách phòng và trị bệnh Bọ cánh cứng hại cây dừa - cach phong va tri benh bo canh cung hai cay dua

Đặc tính sinh học và gây hại của bọ cánh cứng

Trứng: Hình bầu dục, hơi dẹp, màu nâu sậm, được đẻ từng quả rời rạc kết dính lại trong kẻ lá của đọt non chưa bung ra, trứng dính chặt vào mặt lá thành hàng dài. Trứng nở 4 – 5 ngày sau khi đẻ. 1 con cái có khả năng đẻ 120 trứng.

Bọ dừa thường gây hại nặng vào mùa khô hơn mùa mưa (do vào mùa khô cây thiếu nước, sinh trưởng kém hơn, nếu cây cùng lúc bị kiến vương gây hại, thiệt hại sẽ càng trầm trọng hơn), dừa non bị hại nặng hơn vườn dừa già do cây có sức chống chịu tốt hơn, vườn ít chăm sóc bị hại nặng hơn vườn chăm sóc, bón phân tốt.

Do khả năng bay hạn chế nên bọ dừa chủ yếu phát tán nhờ con người (di chuyển cây giống từ nơi này sang nơi khác) và do gió.

Cách phát hiện và phòng trị bọ cánh cứng hại dừa

Quan sát lá non trên đọt, nếu thấy lá khô héo, có các vệt nâu dài dọc theo gân lá, nếu có thể, vạch kẽ lá để xem bên trong có trứng, ấu trùng hay thành trùng bên trong hay không.

Phòng trị cần tiến hành đồng loạt trên diện rộng, có thể vận dụng các biện pháp sau:

  • Trước khi vận chuyển mua bán dừa giống hay các cây thuộc họ cau, dừa và cây họ thiên tuế từ vùng này sang vùng khác, cần kiểm tra lá đọt như đã nói trên để phát hiện và phòng trị kịp thời không cho phát tán ra diện rộng.
  • Chăm sóc vườn dừa, cau kiểng, thiên tuế tốt, thường xuyên kiểm tra lá đọt để phát hiện sớm và phun thuốc trừ.
  • Bảo vệ thiên địch ăn mồi (kiến, đuôi kìm), thiên địch ký sinh (ong ký sinh ấu trùng), nấm ký sinh… để những loại côn trùng này tấn công bọ dừa.
  • Nuôi, nhân và phóng thích ong ký sinh Asecodes hispinarum.
  • Cây bị bọ dừa gây hại, nếu có thể, chặt và tiêu huỷ lá non để tiêu diệt trứng, ấu trùng nhộng và thành trùng bên trong.

Phun thuốc: Bọ dừa rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu nhất là các loại thuốc có tính xông hơi và lưu dẫn, do đó nếu điều kiện thuận lợi (cây thấp) và cho phép (không gây ô nhiễm môi trường xung quanh), có thể phun các loại thuốc như Sairifos 585EC, Lancer 97DF, Netoxin 18SL lên đọt non dừa, cau kiểng… phun ướt đều kẻ lá non, phun buổi chiều tối.

– Đặt thuốc vào bẹ lá: Do việc phải leo lên cây phun thuốc rất nguy hiểm và tốn công sức lại hại thiên địch, nên biện phát hiệu quả, ít gây ô nhiễm và tương đối đơn giản là dùng thuốc Diaphos 10G dạng túi lọc 30 gram đặt vào bẹ lá non của cây dừa, cau, do tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và nhất là tính xông hơi nên thuốc sẽ diệt ấu trùng và cả bọ trưởng thành sống bên trong lá non.

Thuốc có nhiều ưu điểm như: (1) Hiệu quả cao (95%, quan sát 15 ngày sau khi đặt thuốc), (2) Hiệu lực kéo dài (3 tháng sau khi đặt thuốc, hiệu lực duy trì trên 90%), (3) Không có dư lượng trong nước dừa (kết quả kiểm định của Trung tâm Kiểm định thuốc, Cục BVTV số 32/KDT-DL, ngày 31/5/2001), (4) Không hại thiên địch, (5) Ít tốn công, dễ thực hiện (so với phun thuốc), (6) Không gây ô nhiễm môi trường, (7) Tiết kiệm chi phí phòng trừ.

 Lưu ý: Chỉ đặt thuốc khi cây dừa đã lớn.

THS HUỲNH KIM NGỌC

Thảo luận cho bài: Cách phòng và trị bệnh Bọ cánh cứng hại cây dừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *