Chỉ xem lá Sa kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học về tác dụng của lá Sa kê.
Lá Sa kê, từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian là một vị thuốc nam có tác dụng như một chất kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu, trong dân gian, thường dùng lá già khô (không dùng lá trên cây, vì cho rằng dùng lá mới rụng xuống mới tốt) để nấu nước uống thay trà, thấy có tác dụng ăn ngủ ngon, ngày dùng 1/2 lá. Sắc uống chữa phù thũng, thận nhiễm mỡ, ngày dùng 2 lá, liên tục trong 20-30 ngày.
Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng viêm, mụn nhọt, áp xe.
Để bệnh chữa bệnh gout hay bị sỏi thận có thể lấy 100g lá sa kê (loại lá đã già, còn tươi), 100g quả dưa leo, 50g cỏ xước khô. Cho cả 3 loại vào nồi nấu lấy nước dùng.
Để chữa viêm gan vàng da, có thể dùng 100g lá sa kê còn tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai tươi, 20-50g cỏ mực khô. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.
Để chữa tiểu đường tuýp 2 có thể dùng chừng 100 gram lá sa kê (loại lá đã già), 100g quả đậu bắp tươi, 50g lá ổi non. Tất cả đem nấu chung để lấy nước uống. Có thể uống thường xuyên.
Những người bị tình trạng tăng huyết áp dao động có thể dùng 2-3 lá lá sa kê vàng (lá vừa rụng), 50g rau bồ ngót tươi, 20g lá chè xanh tươi, đem tất cả nấu chung lấy nước uống trong ngày.
Những lưu ý khi dùng lá Sa kê
– Lá sa kê cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng phải kết hợp với một số vị thuốc khác.
– Việc uống lá sa kê nóng hay nguội đều được. Nếu uống nguội: cho vào tủ lạnh (đây cũng là một cách dùng nhiệt độ thấp để bảo quản), thuốc cũng không bị sao. Để yên tâm hơn, ta có thể pha thêm chút nước ấm trước khi uống vì uống lạnh quá có thể dễ gây rối loạn tiêu hóa.
– Đối với người cao tuổi hoặc người hay tiểu đêm nên tránh uống nước sa kê vào buổi chiều tối và buổi tối.
– Người không có bệnh thì không nên tự ý dùng lá sa kê nấu uống thường xuyên.
– Kinh nghiệm và bài thuốc dân gian là vậy nhưng hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào nói đến cơ chế tác dụng của thuốc, tỉ lệ thành công cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể người bệnh khi dùng bài thuốc kinh nghiệm từ lá Sa kê.
Vì thế, khi được chẩn đoán bị bệnh, nhất là bệnh phức tạp như bệnh gout, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về vấn đề dùng lá sa kê trị bệnh. Chỉ xem lá Sa kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học “rốt ráo” về tác dụng của lá Sa kê.
Ngoài việc dùng lá Sa kê ,các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và cả nhựa của cây Sa kê đều có nhiều dược tính, thịt của quả Sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Còn hạt Sa kê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện. Vỏ cây có tác dụng sát trùng. Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.
Nguồn: sưu tầm