Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài

Cây Mít Nài và cây Sa Kê cùng thuộc họ Dâu tằm, một vài thông tin dưới đây sẽ cho ta những hiểu biết khái quát về 2 cây cùng họ này.

Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài - phan biet cay sa ke va mit nai 375x500

Trong dân gian, trái cây Sa Kê là một loại rau quả dùng chế biến thức ăn , lá cây Sa Kê là vị thuốc nam để chữa bệnh. Trong thực tế, nếu không để ý, chúng ta sẽ có sự nhầm lẫn giữa trái của cây Sa Kê và trái của cây Mít Nài, vài thông tin dưới  đây sẽ cho ta những hiểu biết khái quát về 2 cây cùng họ này

Lá và trái cây Sa Kê

Cây Sa Kê có tên khoa học là Artocarpus altilis Forb thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae), có xuất xứ từ nước Malaysia, được du nhập về Việt Nam trồng làm cây cảnh do có tán lá đẹp. Cây Sa Kê có hai loại là cây cho trái có hạt và cây cho trái không hạt ( có người gọi đây là cây Bánh mì), người ta thường sử dụng trái Sa Kê không hạt để chế biến thức ăn như chiên giòn hay nấu chè làm bánh có vị rất thơm ngon và bổ dưỡng. Người dân Malaysia xem trái Sa Kê không hạt như là một loại trái cây cung cấp tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.

Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài - phan biet cay sa ke va mit nai 1 640x604

Lá và trái cây Mít nài

Cây Mít Nài có tên khoa học là Artocarpus rigidus cũng thuộc họ Dâu tằm, cây Mít Nài có nguồn gốc cây rừng Việt Nam. Cây Mít Nài hình dạng cây gỗ lớn cao từ 15-20m và lá thì trông giống cây Mít thường gặp , nhưng trái Mít Nài thì nhỏ cỡ quả trứng ngỗng ( đường kính quả từ 6-7 cm), có gai nhô cao, hột to cỡ 12 x 8 mm.

Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài - trai sa ke khong hat

Trái cây Sa kê không hạt

Cây Sa kê có trái không hạt được nhân giống bằng phương pháp chiết cành ( Đường kính gốc 4-5 cm, cao 0,8-1,2m), được ưa chuộng trong việc dùng trồng trang trí cây bóng mát sân vườn.

Còn cây Sa Kê cho trái có hạt thì nhân giống dễ dàng bằng cách gieo hạt nên cây giống có kích thước nhỏ ( Đường kính gốc từ 1-2 cm, cao 0,6- 0,8 cm).

Cây Sa Kê sinh trưởng và cho quả tốt trong điều kiện đất thịt tơi xốp và nhiều dinh dưỡng,  nhưng cũng có khả năng thích nghi rộng có thể trồng được trên đất nhiễm phèn, đất cát pha…nói chung cây Sa Kê hầu như có thể trồng trên cả nước Việt Nam.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *