Cách sử dụng rễ củ cây Đinh Lăng làm thuốc

Bộ rễ cây Đinh Lăng lá nhuyển sau thời gian sinh trưởng sẽ phát triển thành dạng như củ phình to.Người ta có thể hái lá hay thu hoạch củ cây đinh lăng để chế biến thành những vị thuốc quý.

1.Tính chất dược liệu trong rễ ( củ) cây đinh lăng

Trong củ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như Nhân sâm, nhiều Vitamin, ngoài ra rễ cây còn chứa khoảng 13 loại axit amin không thể thay thế, rất cần thiết cho cơ thể con người, nhờ hoạt chất trong củ Đinh lăng giúp cho tăng trí nhớ cho não bộ, một số đơn vị dược trong nước đã ứng dụng hoạt chất trong cây Đinh lăng để làm thuốc bổ não.

Rễ củ cây Đinh lăng còn dùng để chữa trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, giảm mẫn ngứa. Củ Đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh để chống đau dạ con, làm tăng tiết sữa cho con bú.

Một nghiên cứu gần đây trên cây này bởi Võ Duy Hồ Nam và các đồng nghiệp, đã chiết xuất saponin trong oleanolic axit từ lá, và polyacetylenes từ củ. Có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Các loại dầu dễ bay hơi trong lá cũng đã được nghiên cứu và phân lập để tìm ra 8 saponin mới oleanolic acid, tên polysciosides A đến H, và 3 saponin đã được biết đến.
sau một thời gian phát triên,rễ cây đinh lăng phát triển và phình thàh củ

2 Cách sử dụng rễ củ cây Đinh lăng làm thuốc

Củ cây Đinh lăng hay rễ cây có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, ít độc, được dùng với các dạng như sau:

– Ngâm rượu: Củ cây Đinh lăng khô, sao khi đã thu hái không sao tẩm 150 gram tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35-40 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10 ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút – 1 tiếng.

– Thuốc bột và thuốc viên: Củ Đinh lăng đã sao tẩm 150 gram tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1 gram. Trộn đều với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50 gram. Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 – 4 viên, trước bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng.

– Thuốc hãm (nấu): Củ cây Đinh lăng đã sao tẩm khoảng 10-15 gram hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Hoạt chất trong Củ Đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể. Dùng nguyên bộ rễ cây đinh lăng trồng lâu năm rửa sạch ngâm rượu để trưng bày rất đẹp mắt.

3. Khai thác và thu hoạch rễ củ cây Đinh lăng

Cây Đinh lăng phải trồng từ 3 tuổi trở lên mới khai thác làm dược liệu. Nếu khai thác non không đảm bảo chất lượng làm thuốc, hàm lượng hoạt chất ít. Tốt nhất là những củ từ 5 năm trở lên.

Củ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, khi đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ phần củ sát với góc thân. Củ to thì chỉ dùng phần vỏ củ, nếu củ nhỏ thì dùng hết. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo toàn hoạt chất.

Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm.

4. Các đơn thuốc bài thuốc khác có rễ củ cây Đinh lăng

4.1 Chữa liệt dương, di tinh

Củ cây Đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 gram; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 gram, sa nhân 6 gram. Sắc uống trong ngày.

4.2 Chữa nóng sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, nóng trong người, đau tức ngực, nước tiểu màu vàng

Củ cây đinh lăng tươi 30 gram, lá hoặc vỏ chanh 10 gram, vỏ quýt 10 gram, rễ sài hồ 20 gram, lá tre 20 gram, cam thảo dây 30 gram, rau má 30 gram, chua me đất 20 gran. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

4.3 Chữa bệnh viêm gan mạn tính

Củ cây đinh lăng 12 gram, nhân trần 20 gram, ý dĩ 16 gram, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12 gram; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8 gram. Sắc uống ngày 1 lần.

4.4 Chữa bệnh thiếu máu

Củ cây đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100 gram; tam thất 20 gram, tán nhỏ, rây bột sắc uống, mỗi ngày 100 gram.

4.5 Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức tay chân, phong thấp

Củ cây Đinh lăng 12 gram, Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8 gram, Vỏ quít, Quế chi 4 gram, cho vào 600 ml nước sắc còn 250 ml, Quế chi chỉ cho vào khi nấu gần xong. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.

4.6 Phụ nữ tắc tia sữa, bài này giúp tăng lượng sữa cho con bú

Củ cây Đinh lăng 40 gram, gừng tươi 3 lát, đổ 600 ml nước sắc còn 300 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.

4.7 Ho suyễn mãn tính

Dùng rễ củ cây Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8 gram, Xương bồ 6 gram, Gừng khô 4 gram, đổ vào 600 ml nước sạch sắc còn khoảng 250 ml. Uống lúc còn ấm. Chia ra ngày uống 2 lần.

Lưu ý trong rễ cây Đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất  Saponin, tuy là chất bổ nhưng không được dùng quá liều sẽ không tốt cho sức khỏe. Dùng liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy … Rễ cây Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết rất mạnh nên dùng thuốc sắc hoạc rượu thuốc vào buổi sáng hoạc trưa không nên dùng vào buổi tối gây ra hiện tượng khó ngủ.

 

Theo caydinhlanglamthuoc.com

Thảo luận cho bài: Cách sử dụng rễ củ cây Đinh Lăng làm thuốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *