Cách trồng cây rau Ngót

Có nhiều giống rau ngót khác nhau nhưng nên chọn giống rau ngót Trung du để trồng ở nơi đất cao – vùng trung du và giống rau ngót Từ Liêm để trồng ở những nơi đất thấp – vùng đồng bằng.

Cách trồng cây rau Ngót - cach trong cay rau ngot 500x375

Cây rau ngót là cây dài ngày ra hoa vào đầu tháng 10 khi đó cây cằn, lá nhiều xơ, chất lượng làm rau thấp hơn. Nhìn chung cây rau ngót cho thu hái liên tục trừ các tháng lạnh giá và quá khô (tháng 12, tháng 1), tuy nhiên nó cho năng suất cao nhất là các tháng cuối xuân và các tháng mùa hè.

1. Kỹ thuật trồng

Trồng rau ngót bằng thân, dễ trồng. Cay rau ngót là cây lâu niên cần áp dụng cách trồng cải tiến nhằm luôn thu được năng suất cao. Thời vụ trồng cải tiến nhằm luôn thu được năng suất cao. Thời vụ trồng tốt nhất theo phương pháp cải tiến là đầu mùa thu.

Vào tháng 7 d­ơng lịch khi cây rau ngót đang sinh trưởng mạnh chọn các cây tốt, lá to, không sâu bệnh, cắt lấy các đoạn thân bánh tẻ dài 20cm để giâm. Tạo một khu giâm cành ở nơi mát, che cho mặt trời không chiếu trực tiếp, chỉ lấy ánh sáng tán xạ. Dùng gạch xếp thành các luống nhỏ rộng 60cm, dài tùy ý. Đổ cát sạch với độ sâu 10cm, t­ới đủ ẩm và cắm liên tiếp các đoạn thân đã chuẩn bị sẵn cho ngập sâu vào cát ẩm 6-7cm.

Có thể sử dụng các chất kích thích ra rễ sẽ thu được kết quả tốt hơn. 7 ngày đầu tiên luôn dùng bình phun thuốc trừ sâu phun ẩm lên luống giâm, các ngày sau đó mỗi ngày phun 1 lần. Kiểm tra khi thấy các thân bắt đầu ra rễ thì mang đi trồng (thường là 1 tháng sau khi giâm).

Rau ngót có thể trồng thuần, trồng xen vào cây ăn quả hoặc tận dụng ở dọc bờ rào, đường đi sau nhà. Dùng cuốc đào một rãnh nhỏ rộng 15cm, sâu 10cm sau đó trộn phân chuồng mục với đất lấp lại. Dùng đĩa bới thành các hố nhỏ dọc theo các rãnh đã chuẩn bị và đ­a các đoạn thân đã giâm vào, lấp sâu 5-6cm, ấn chặt, t­ới nước.

Để tránh nắng, có thể dùng các vật liệu che phủ đến khi thấy rau ngót ra lá mới thì bỏ vật che đi, t­ới thúc bằn gnước giải hoặc phân lợn. Khi các cành mới đã lên được 5-6 lá thì bấm ngọn cho rau ngót đâm cành, tạo ra 4-6 thân trên 1 gốc. Các khóm rau ngót được trồng khóm nọ cách khóm kia 25-30cm, nếu trồng thuần thì hàng nọ cách hàng kia 35cm, khóm cách khóm 20cm.

Chăm sóc chu đáo để rau lên tốt có thể thu 2-3 đợt sau đó để lại cho rau qua đông. Vụ xuân năm sau dùng dao sắc đốn hết thân cũ cách mặt đất 7-10cm cho rau ra thân mới, thu 5-6 đợt lá đến khi cây con 80-90cm lại đốn tiếp. Định kỳ sau mỗi lần hái hoặc đốn cần bón thúc cho rau bằng phân bắc hoai, phân lợn ủ mục hoặc t­ới nước giải, nước phân lợn pha loãng.

Rau ngót ở vườn có thể thu hoạch 2-3 năm mới phải trồng lại. Trên đây là cách trồng cải tiến. Cách trồng cũ là lấy thân qua đông trồng vào vụ xuân, cách làm này làm mất một thời gian dài đáng ra ta có thể thu hoạch được rau ăn vả lại thân rau ngót đã để qua đông có tỷ lệ sống thấp hơn, khi trồng có nhiều cây chết gây ra cách quãng trong luống rau là điều ta không mong muốn, cách trồng cải tiến khắc phục được các nh­ợc điểm đã nêu.

2. Để giống

Rau ngót là cây nhân giống bằng thân nên rất dễ để giống. Khi cần chọn các cây khỏe, nhiều lá, lá dày, sinh trưởng mạnh để cắt thân đem giâm cành, làm giống.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách trồng cây rau Ngót

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *