Thịt ngan được ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan có thể so sánh với thịt bê. Chăn nuôi ngan trải qua nhiều giai đoạn, hôm nay https://nuoitrong123.com giới thiệu kỹ thuật nuôi ngan giai đoạn từ 1-12 tuần tuổi.
Chuồng nuôi phải đảm bảo các yếu tố khô và dễ làm vệ sinh, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng lát bằng gạch hoặc xi măng. chuồng nuôivà dụng cụ phải cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi nuôi 15 – 20 ngày và được xử lý theo quy trình vệ sinh thú y, quét vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 0,05%. Dùng máng tôn có kích thước rộng 50cm, dài 70 cm, cao 2 cm, sử dụng cho 40 – 60 con/khay. Máng uống giai đoạn 1-4 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít, và giai đoạn 5-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 20 – 30 con/máng bảo đảm cung cấp 0,3 – 0,5 lít nước/con/ngày.
Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho ngan con. Dùng bóng điện 100 W/1 quây. Mùa lạnh cần 2 bóng/1 quây. Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5 cm, dài 4,5 m, sử dụng cho 60 – 70 con/quây. Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa. Chất độn chuồng phải đảm bảo khô sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào, trấu, cỏ rơm khô băm nhỏ…phun thuốc sát trùng Formol 2%. Cần có sân, vườn, mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ tuần thứ 3 trở đi Chọn ngan giống là những ngan nở đúng ngày ngày thứ 34 và 35 sau khi ấp. Ngan con khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống.
Nhiệt độ đảm bảo cho ngan con đủ ấm, nằm rải rác đều trong quây vào tuần 1 cần 31 – 32 oC, tuần 2 giảm xuống 30 – 31 oC, tuần 3 còn 29-30 oC và tuần 4 còn 26-27 oC. Quan sát thấy khi thiếu nhiệt ngan dồn chồng đống lên nhau nếu thừa nhiệt ngan tản xa nguồn nhiệt. Ngan nháo nhác khát nước, dồn về một bên là do gió lùa. chuồng nuôi bảo đảm thông thoáng để thay đổi không khí nhưng tránh gió lùa. Về thời gian chiếu sáng, 3 tuần đầu cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sau đó, 4 – 6 tuần chiếu sáng giảm dần từ 20giờ –16 giờ/ ngày. Từ 7 – 12 tuần lợi dụng ánh sáng tự nhiên. Bóng điện treo cách nền chuồng 0,3-0,5 m đảm bảo 10W/1m vuông chuồng nuôi.
Sau khi thả vào quây cho ngan uống nước sạch 3 – 4 giờ, sau đó mới cho ăn. Mỗi ngày đêm cho ăn 6 – 8 lượt để thức ănluôn mới, thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.
Thức ăn để nuôi thâm canh có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp và gạo lức. Từ tuần thứ 4 thay gạo lức bằng lúa bảo đảm 2800-2900 kcal năng lượng trao đổi và 20-21% protein thô/kg thức ăn.
Nuôi bán chăn thả có thể sử dụng các loại thức ăn như nuôi thâm canh tuy nhiên cũng có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như bắp, cám, bánh đậu nành, giun, ốc, gạo lức… cho ăn thêm rau xanh thái nhỏ. Từ tuần thứ 4 cho ngan ăn hạn chế theo định lượng để tránh ngan quá béo, quá gầy ảnh hưởng đến giai đoạn sinh sản.
Mật độ nuôI nhốt ngan lúc 1 tuần tuổi 20 – 25 con/m vuông, Ngan 2 tuần tuổi 10 – 12 con/m vuông và trên 3 tuần tuổi cần 6 – 8 con/m vuông.
Một số chú ý cần thực hiện như kiểm tra khối lượng ngan đến 12 tuần tuổi. Ngan mái phải đạt 2,15 – 2,2kg và ngan trống đạt 3,1 – 3,5 kg.Vệ sinh chuồng nuôI hàng ngày phải vệ sinh máng uống, máng ăn sạch sẽ, thay chất độn chuồng, thay nước sạch cho ngan uống và tắm. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 ngan mọc lông vai, lông cánh dẫn đến xuất hiện bệnh mổ cắn lông do thiếu dinh dưỡng, rau xanh, nuôi chật, độ ẩm cao. Do đó, cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo để tránh hiện tượng này. Chú ý cho ngan vận động để tránh liệt chân. Hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan, phát hiện cách ly kịp thời những con ốm, phòng và trị kịp thời cho toàn đàn. Từ tuần thứ 12 cánh ngan mọc dài, ngan có thể bay cần xén cánh cho ngan mái. Tiêm phòng vaccin dịch tả vịt lần 1 cho đàn ngan.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Dê