Giải pháp trồng bưởi không bị sâu đục trái

Nhiều nhà vườn trồng bưởi đã phải “đau đầu” vì sâu đục trái. Khi sâu đục trái làm cho trái non phát triển chậm và bị rụng sớm, khi trái trưởng thành dễ bị thối do bội nhiễm và cũng có thể sẽ bị rụng sớm. Những trái chưa rụng phần thịt bị hư hại, chất lượng kém, không thể tiêu thụ, gây nhiều thiệt hại cho các chủ vườn.

KẺ “PHÁ HOẠI” NGUY HIỂM

Thạc sĩ Mai Văn Trị, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ cho biết, sâu đục trái bưởi có tên khoa học là Citripestis sagittiferelle Moore. Khi sâu đục trái, vết đục của sâu còn tạo điều kiện cho vi sinh xâm nhập và gây bội nhiễm làm trái bị thối và rụng sớm. Sâu non đục vào vỏ trái chui sâu vào phần thịt tạo thành những đường hầm, lỗ đục của sâu thường kèm với phân sâu đùn ra ngoài và có thể thấy nhựa trái tiết ra theo vết đục.

Sâu đục trái trưởng thành ở dạng ngài, khoảng 9-12mm, màu nâu xám với cánh trước có màu nâu vàng đến nâu xám, cánh sau trong suốt. Trứng được đẻ thành chùm ở mặt dưới hoặc các bộ phận khác quanh vị trí trái. Trứng có thể được đẻ khi cây bắt đầu có hoa. Sau khi trứng nở, sâu non đục đường hầm vào vỏ trái, thậm chí vào sâu bên trong phần thịt trái. Cuối giai đoạn phát triển, sâu nhả tơ thả mình xuống đất và hóa nhộng trong đất.

Giải pháp trồng bưởi không bị sâu đục trái - sau hai

Làm sao để hạn chế sâu đục trái bưởi?

Sâu đục trái lây lan khoảng cách xa qua sự di chuyển của trái có sâu hay sự di chuyển của đất chứa nhộng. Ngoài ra khi gió mạnh cũng là “trợ thủ đắc lực” giúp cho ngài sâu đục trái phát tán xa qua các vườn bưởi gần nhau. Đây chính là nguyên nhân làm cho các vườn bưởi tiếp giáp nhau có khả năng bị lây nhiễm sâu đục trái cao.

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

Giải pháp thông dụng và hiệu quả để phòng chống sâu đục trái là bao trái. Theo thạc sĩ Mai Văn Trị, bưởi có số quả trên cây không nhiều nên biện pháp này dễ áp dụng. Nên tiến hành bao trái khi hoa bưởi bắt đầu nở kết hợp với việc tỉa thưa hoa hoặc muộn nhất là khi trái vừa hình thành. Nếu bao trái muộn, sau khi bao trái xong nên tiến hành một đợt phun thuốc hóa học để diệt số lượng sâu xuất hiện trước khi bao trái. Nên dùng bao chuyên dụng hay dùng lưới có lỗ nhỏ để bao trái.

Cũng có thể sử dụng biện pháp thuốc hóa học để diệt sâu. Một số nhà vườn trồng bưởi đã sử dụng Virtako 40WG (50-75g/ha, lượng nước 400-600 lít). Hoặc sử dụng Fipronil 80WG (40g/ha, lượng nước phun 500 lít/ha). Phun thuốc trên tán, tập trung vào các khu vực có hoa và trái. Do sâu non mới nở và lúc sâu chưa đục vào trong trái dễ bị diệt bởi thuốc hơn, do vậy khi phun thuốc không đúng thời điểm khi sâu đã trưởng thành chui sâu vào trái hiệu quả sử dụng thuốc diệt sâu sẽ thấp hơn. Ngoài ra khi sâu chui vào trái chất lượng thương phẩm của trái sẽ giảm nhiều.

Một giải pháp mang tính cộng đồng đó là tránh việc di chuyển trái bị nhiễm sâu, hay đất có chứa nhộng sâu đục trái. Cần ngăn ngừa sự lây lan giữa các vùng trồng thông qua kiểm soát sự di chuyển của trái cây có múi, của đất trồng từ vùng bị nhiễm. Những vùng đã bị nhiễm sâu nên tỉa và tiêu hủy trái bị nhiễm sâu bằng cách thu gom và tiêu hủy những trái bị sâu đục rụng trên đất.Giải pháp trồng bưởi không bị sâu đục trái

Thảo luận cho bài: Giải pháp trồng bưởi không bị sâu đục trái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *