Kĩ thuật nuôi dơi lấy phân

Nghề nuôi dơi lấy phân ở xã Hỏa Lựu (thị xã Vị Thanh – nay thuộc tỉnh Hậu Giang) chỉ có vài ba hộ, trong đó anh gia đình anh Dương Văn Đăng. Dưới đây là một vài chia sẻ của anh về Kĩ thuật nuôi dơi lấy phân.

Kĩ thuật nuôi dơi lấy phân - ki thuat nuoi doi lay phan 500x375

Một vài kĩ thuật nuôi dơi lấy phân

Suốt 9 năm bán phân dơi, anh dành tiền sang 5 công đất ruộng, sắm sửa đầy đủ tiện nghi. Con dơi, khi màn đêm buông xuống đàn dơi muỗi bay sành sạch, sáng lại nhìn lên đọt cây cao, cây dừa, thậm chí trong đọt cây chuối những chú dơi đeo bám đong đưa ngủ ngày, nhưng chúng là loài động vật hoang dã khó tính, thích sống tự do… nếu động, chúng sẽ bỏ đi. Vì vậy, người nuôi dơi phải biết khuyến dụ và bảo vệ chúng, không được bắt chúng trong chuồng nuôi, chuồng phải đặt ở cặp bờ kênh, mương để dơi uống nước.

Chuồng được thiết kế theo hình lục giác – 6 trụ cao từ 8 m trở lên, nền chuồng dài từ 8-10 m, ngang khoảng 6 m, nóc chuồng phải lợp bằng lá xé (lá dừa nước), trên trần của chuồng phải lắp một cái sàn bằng cây để chịu từ 500 tàu lá thốt nốt (lá treo làm ổ cho dơi ở). Chi phí cho một cái chuồng như vậy khoảng một triệu đồng.

Trong quá trình nuôi dơi, người nuôi cần phải chăm sóc thường xuyên chuồng dơi, vào mùa mưa phải che kín bằng lá chầm bốn bên vách chuồng vừa làm ấm dơi vừa tránh được mưa tạt vào làm ướt dơi, ướt lá ổ. Vào mùa nắng nóng cần phải bỏ bớt lá thốt nốt trong ổ ra để dơi được thoáng mát.

Dơi rất sợ rắn lục, rệp sát vì vậy cứ 4-5 tháng thì thay lá ổ một lần vào ban đêm lúc dơi rời ổ đi ăn, và mỗi lần thay lá như vậy không quá 30 phút. Nếu chậm trễ, dơi trở về biết có người trong chuồng chúng sẽ bỏ chuồng đi luôn. Vào tháng 3-4 (âl) là tháng dơi đẻ con, nên chúng không rời chuồng đi ăn, không nên thay lá ổ vào hai tháng này, ngoại trừ đưa thức ăn như chuối, nhãn chín gần ổ để chúng ăn tạm thời chờ con lớn.

Nhờ những kinh nghiệm này mà nhiều năm qua, anh nuôi rất thành công, từ một chuồng khoảng 3.000 con, nay anh đã nhân được hai chuồng mỗi đêm anh thu gom được hai giạ phân dơi (mỗi giạ 20 kg) bán cho người trồng cây cam quýt, sầu riêng, măng cụt, nhãn và các nhà trồng hoa màu ngắn ngày khác.

Với giá từ 45.000đ – 50.000 đồng/1giạ, mỗi tháng gia đình anh thu nhập từ hai chuồng dơi gần 3.000.000 đồng. Đây quả là một số tiền không nhỏ. Theo nhận định của một số nhà vườn chuyên trồng cây sầu riêng, măng cụt, nhãn và dưa hấu lâu năm ở huyện Long Mỹ, thị xã Vị Thanh, phân dơi rất thích hợp cho các loại cây trồng nêu trên, khả năng cho đậu trái khi bón phân dơi chiếm tỷ lệ rất cao, lúc trái chín có màu sắc đẹp, khi ăn có cảm giác vị ngọt thanh ngon miệng hơn so với bón phân hóa học.

Nguồn: vietlinh.vn

Tìm bài này trên Google:

  • cách nuôi dơi
  • nuôi dơi
  • ky thuat nuôi dơi
  • nuôi dơi lấy phân
  • mo hinh nuoi doi
  • ki thuat nuoi doi
  • kỹ thuật nuôi dơi lấy phân
  • cách làm chuồng nuôi dơi

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nuôi dơi lấy phân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *