Nội dung chính
Mít nghệ gồm hai giống là mít nghệ Viên Linh và mít nghệ MĐN06H, nhưng phổ biến hơn cả là giống mít Viên Linh, cả hai giống mít nghệ đều cho trái to, múi mít vàng óng, giòn dai và ít sơ với vị ngọt vỏ xanh.
I. KỸ THUẬT TRỒNG
1/ Giống trồng:
• Đặc điểm của giống Viên Linh:
+ Dạng trái bầu hơi dài, gai nhỏ đồng đều, trung bình 10 kg/trái
+ Thịt trái màu vàng óng
+ Độ ngọt vừa phải 180 đến 240 độ Brix
+ Tỉ lệ bột trong thịt trái vừa phải, đường trong thịt trái không quá nhiều.
+ Thịt trái khô giòn và dai không có nhiều nước, thịt không nhão, bảo quản được lâu.
+ Tỷ lệ thịt trái 45% đến 50%.
+ Là giống thu hoạch sớm, từ khi trổ bông đến khi thu hoạch 120 – 130 ngày.
+ Là giống thích hợp cho ăn tươi.
• Đặc điểm của giống MĐN06H
+ Quả tròn đều, to, trọng lượng trung bình 14 kg
+ Vỏ quả màu xanh khi chín
+ Múi màu vàng tươi
+ Thịt trái dòn, ít xơ
2/ Kỹ thuật trồng và canh tác:
* Đất trồng mít
– Mít thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đất phải thoát nước tốt không được ngập úng.
– Đào hố kích cỡ: 60cm x 60cm x 60cm trở lên, bón lót bằng các loại phân rác hoai mục, hoặc cây phân xanh ủ cho hoai.
– Bón lót trước khi trồng:
+ 01 kg vôi/hố (sau khi đào hố xong tiến hành bón vôi ngay)
+ Phân chuồng đã qua xử lý (XPF): 3 kg/hố
+ Lân Lâm Thao: 0,5 kg/hố
+ Chế phẩm Nolatri: 20g/hố
+ Phân NPK (20-20-15-TE+) : 50 g/hố
+ Bón 50 g thuốc Nokap/hố
– Cách bón:
+ Bón vào hố 3 kg phân chuồng, phân lân và 20g chế phẩm Nolatri, sau đó trộn đều.
+ Bón NPK xuống
+ Phủ lên 01 lớp đất mặt mỏng
+ Bón thuốc Nokap để phòng sâu và mối gây hại
+ Trồng cây vào nén chặt đất cho rễ cây và đất tiếp xúc nhau cây mau bén rễ.
* Mật độ, khoảng cách trồng:
– Hàng x hàng = 7m; Cây x cây = 6m (đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày hơn có thể là 6x5m hoặc 6x6m)
* Thời vụ trồng: Thường trồng vào tháng 05 – 06 dương lịch, ưu điểm của vụ này vào mùa mưa, cây đủ độ ẩm để phát triển. Tuy nhiên nếu có đủ nước tưới trong mùa khô thì trồng trong mùa khô cũng được..
* Chuẩn bị cây giống: Cây ghép mắt, gốc ghép trên 01 năm tuổi, cây cao 20 cm trở lên đựng trong bầu nylon đen kích cỡ 30 x 11 cm.
* Cách đặt cây giống:
+ Đặt cây sao cho bầu cây nằm ngang mặt đất, chú ý phần ngay mắt ghép phải nằm trên mặt đất.
+ Cây mít nếu trồng quá sâu rễ mít dễ bị nấm tấn công gây hại.
+ Trồng xong lấp đất chặt gốc để rễ mau tiếp xúc với đất
+ Vào mùa nắng khi đất khô cần tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm.
II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
1/ Tưới nước:
Các lô mít sau khi lắp đặt hệ thống tưới xong, tưới lần đầu cho thật đẫm nước. Sau đó kiểm tra lượng nước tưới đủ bảo đảm cho cây thì những lần tưới sau định kỳ 05 ngày tưới 01 lần
– Thời gian tưới mỗi lần tuỳ thuộc vào tính chất đất của từng lô và phụ thuộc vào lưu lượng nước mạnh yếu của từng lô nhưng sau khi tưới xong đất phải có độ ẩm sâu xuống ít nhất là 30 cm.
2. Tiả cành, tạo tán.
– Phương pháp tỉa cành, tạo tán:
+ Để 03 cành cấp 1 đối xứng nhau cách mặt đất 50 m trở lên.
+ Tỉa bỏ bớt các cành nhánh cấp 1 nhỏ nằm san sát nhau trên thân chính, khoảng cách giữa các cành cấp 1 trên thân chính nên để là khoảng 20-30 cm trở lên.
+ Trên cành cấp 1 có rất nhiều cành cấp 2, cấp 3 và cấp 4, nên tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, 3, 4 đi , khoảng cách giữa 2 cành cấp 2 nên để lại là từ 10 cm trở lên và nên để đối xứng nhau để tạo cho tán cây có bộ khung cân đối và thông thoáng để giảm bớt khả năng gây hại của sâu ăn lá.
+ Nếu cây xuất hiện quả nên tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại 2 quả mọc trên thân chính ở năm thứ 03 cho trái bói. Từ năm thứ 4 trở đi, tùy khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng trái nhiều hay ít.
– Khống chế chiều cao cây không quá 5-7m, tỉa bỏ những cành mọc thấp (<1m).
3. Bón phân cho cây.
* Cây năm 1:
– Sau trồng 02 tháng: bón 50 g phân NPK
– Sau trồng 04 tháng: bón 50 g phân NPK
– Sau trồng 06 tháng: bón 100 g phân NPK
– Sau trồng 12 tháng: bón 100 g phân NPK
* Cây năm 2: bón 1,5 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi. Những lô mít bị mất sức nhiều do nắng hạn có thể bổ sung 150 g phân urê/gốc và chia làm 02 lần bón, mỗi lần bón 75gam.
này, lần sau móc 01 hố đối xứng hố cũ và bón vào.
* Cây năm 3: bón 2 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi.
* Phương pháp bón:
– Phân urê dễ tan, bón trực tiếp vào gốc khi đất có độ ẩm và sau khi bón phải tưới nước cho phân tan hết.
– Phân NPK: nếu bón nổi khó tan thì bón vùi, lần này móc 01 hố bón một bên
– Mỗi tháng bón phân 1 lần vào lần tưới thứ 3 trong tháng (tức là ngày 20 hàng tháng).
5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây
– Định kỳ 02 tháng phun phòng 01 lần thuốc ngừa nấm hồng và sâu đục thân.
– Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phun thuốc phòng và trị cục bộ kịp thời, nếu phát hiện sâu đục thân thì dùng kim tiêm, tiêm thuốc vào đường đục hoặc lấy gòn chấm thuốc bít đường đục lại.
– Đầu mùa mưa tiến hành quét thuốc Boocdor vào gốc cây để phòng bệnh xì mủ thân.
– Định kỳ 03 tháng bón 01 lần thuốc Nokap II để phòng mối và tuyến trùng gây hại rễ và phun phòng chế phẩm Trichoberma phòng bệnh trên thân cây mít.
Phun xịt một số bệnh phổ biến:
– Sâu đục trái, dưỡng trái
+ Loại thuốc: Motox, BI58 kết hợp một số loại phân dưỡng trái
+ Cách phun: phun ướt đều quanh tán lá, trái
– Sâu đục thân: Nếu thấy đường đục sâu đục thân thì dùng que kẽm cho vào đường đục để giết chết sâu sâu đó pha một ít thuốc hạt dùng kim tim bơm vào đường đục hay lấy bông gòn chấm thuốc rồi bít lỗ đường sâu đục lại.
– Sâu ăn lá và bệnh hại thân cành:
– Trị bệnh héo đen đầu lá: dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 1%: Dùng trị bệnh héo đen đầu lá. Dùng vôi sống, sulfat đồng và nước với tỷ lệ 1:1:100. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 80 lít nước và 1 kg vôi trong 20 lít nước còn lại. Dung dịch trên được lọc để loại bỏ tạp chất, tiếp theo đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào dung dịch vôi và trộn đều; tuyệt đối không làm ngược lại. Dùng cây sắt được mài sáng và nhúng vào dung dịch thuốc đã pha trong 1 – 2 phút, nếu bị sét là do có pH thấp cần điều chỉnh tăng thêm lượng vôi. Nếu pha đúng cách dung dịch có màu xanh dương và chậm kết tủa. Dung dịch thuốc sử dụng ngay sau khi pha chế vì thuốc dễ bị phân hủy nếu để lâu.
– Trị nấm hồng: dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 5%: Dùng chủ yếu để trị bệnh nấm hồng. Pha sulfat đồng, vôi sống và nước với tỷ lệ 1: 4: 15. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 5 lít nước và 1 kg vôi trong 10 lít nước còn lại. Cách pha tương tự như dùng cho nồng độ 1%.
– Phòng nấm Phythopthora: Phun đại trà vào gốc cây dung dịch Tricoderma (Nolatri) để phòng nấm Phythopthora gây hại.
+ Loại thuốc: Nolatri
+ Nồng độ phun: 200 ml/bình 16 lit
Chú ý:
– Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha và sử dụng dung dịch Bordeaux, vì thuốc có khả năng ăn mòn. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ.
– Pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ vì giảm hiệu quả trị bệnh.
6. Thu hoạch và bảo quản
Độ già thu hoạch khi trái mít từ 100 – 120 ngày sau trổ hoa. Trái mít có mùi thơm nhẹ, gai nở đều. Khi thu hoạch dùng kéo cắt cành cắt ngang cuống trái và tránh để trái va trạm, chày xước và tiếp xúc xuống đất. Thu hoạch đúng độ chín, sau khi thu hái có thể sau 2-4 ngày mít sẽ tự chín ở nhiệt độ bình thường. Sau khi thu hoạch cần bảo quản mít ở nơi thoáng, không để trái tiếp xúc trực tiếp xuống đất. Mít có thể bảo quản được 3 – 4 tuần ở nhiệt độ 11-13°C.
Nguồn: sưu tầm