Kỹ thuật nuôi Dế cho năng suất cao

Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế điển hình là anh Lê Thanh Tùng ở Củ Chi.

– Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng ở HN và một số hộ chăn nuôi. Trang trại dế Xuân Bắc chúng tôi đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số kỹ thuật mà trang trại chúng tôi gủi tới người nuôi.

1. Phân biệt dế đực, dế cái

– Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.

Dế cái cánh màu đen, bóng mượt.

– Dế đực bụng nhỏ hơn.

– Dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng.

– Dế đực không có máng đẻ trứng.

Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng.

– Dế đực kêu để ve vãn con cái.

Dế cái không kêu được.

2. Vòng sinh trưởng

– Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 9 – 12 ngày dế con sẽ nở.

– Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày.

– Dế trưởng thành từ 50 – 55 ngày trở đi bắt đầu sinh sản.

3. Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi

– Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi là khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quan đến kinh phí đầu tư trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế.

Nuôi trong khay hình chữ nhật và sếp các hộp đè nên nhau để tiết kiệm diện tích phù hợp với nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất.

Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông: tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốn thoát dễ gây mất mát.

Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại.
– Cái dế bắc nồi cơm, cọng rơm, giấy là những vật tạo khoảng không cho dế mèn sinh sống leo trèo, lột xác và trốn tránh kẻ thù.

– Khay đựng thức ăn: bạn có thể tận dùng nắp nhựa có sẵn, vỏ hộp sữa chua, các đĩa chấm thức ăn có đường kính từ 4 – 5cm, có vành cao 1cm, hoặc các bạn có thể tự đổ bằng xi măng.

– Khay đựng nước uống: tương tự như khay đựng thức ăn. Các bạn chú ý dù làm khay đựng thức ăn hay nước uống đều phải làm nhám cả hai mặt để dế mèn có thể leo trèo ăn uống dễ dàng.

– Đất cho dế đẻ: tôi thường dùng đất cát, hoặc có thể trộn theo tỷ lệ 2 đất, 1 cát giữ ẩm cho dế đẻ.

4. Thức ăn cho dế

– Các bạn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột… tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn.

– Ngoài ra các bạn có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn.

– Cần đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống.

5. Cách chọn dế giống

– Chọn dế to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân.

Ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái.

– Tùy thuộc hình thức nuôi để các bạn quyết định số lượng dế giống, trong một chậu các bạn để 1 khay nước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái dế cho dế mèn đậu, trèo leo.

6. Cách cho dế đẻ

– Sau khi dế mọc cánh các bạn chọn và ghép giống.

– Thường 2 – 3 ngày sau dế cái sẽ bắt đầu đẻ trứng, khi đó các bạn cho khay đất ẩm vào cho dế đẻ. Tôi thường cho khay đất cho dế đẻ từ sáng hôm trước và sáng hôm sau thay bằng khay đất khác.

– Những ngày đầu tỷ lệ nở của trứng ít hơn do không phải tất cả trứng đều được thụ tinh 100%.

– Dế đẻ liên tục đến khi rạc thì chết thường từ 20 đến 30 ngày.

7. Cách ấp trứng

– Sau khi lấy khay trứng ra tôi thường xịt nước cho ẩm, sau đó cho vào trong thùng ấp, xếp các khay trứng chồng nên nhau, dùng khăn ẩm để phủ nên.

– Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 – 25 độ C. Hàng ngày xịt nước để giữ độ ẩm và nhiệt độ, tôi thường xịt ngày 2 lần vào mùa hè, 1 lần vào mùa đông, các bạn cũng nhớ không xịt quá nhiều nước nếu không trứng sẽ dễ bị ung.

– Sau 9 – 12 ngày dế sẽ nở, các bạn nên ghi nhớ thời gian, hoặc quan sát trứng, để cho khay trứng ra chậu nuôi kịp thời. Trứng nở sau 4 – 5 ngày là hết, các bạn bỏ khay đó ra ngoài vét hết đất và tiếp tục cho dế đẻ lần sau.

– Tôi thường để 2 – 3 khay trứng vào một chậu nuôi như thế vừa đảm bảo mật độ vừa tạo đồng đều cho dế mèn. Các bạn không nên để khay trứng đẻ của 2 – 3 ngày khác nhau vào cùng một chậu, như vậy khi dế nở sẽ có con to, con nhỏ không đồng đều.

8. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi

– Dế mới nở từ 2 khay trứng trung bình được khoảng 2000 con.
– Các bạn để từ 1 – 2 cái dế bắc nồi cơm vào chậu nuôi cho dế có chỗ đậu, leo treo, trú ẩn.- Để vào chậu dế 2 – 3 khay thức ăn (loại khay nhỏ).

– Do lúc này dế vẫn còn nhỏ nên các bạn không được để khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằng cách phun vào búi cỏ, hoặc lá rau cho dế ăn. Các bạn cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.

9. Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi

– Lúc này dế đã lớn các bạn có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuối nữa. Tôi thường để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Các bạn nên cho thêm dế cho dế mèn đậu.

– Nếu mật độ dế quá đông các bạn nên tách bớt ra các chậu nuôi khác, chậu nuôi đảm bảo khoảng 1000 con.

– Các bạn có thể cho thêm các loại lá rau, cỏ cho dế ăn.

– Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần, nếu còn cám các bạn lên bỏ đi và thay cám mới. Tuỳ theo tốc độ dế ăn mà các bạn cho ăn phù hợp đảm bảo không lãng phí.

– Khoảng 5 – 7 ngày các bạn nên vệ sinh chậu nuôi một lần.

10. Cách làm thịt dế

– Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh, thường từ 45 – 50 ngày tuổi, vì lúc này trọng lượng dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này các bạn sẽ có sản phẩm thịt dế chất lượng nhất.

– Trước khi làm thịt các bạn ngâm dế trong nước muối pha loãng khoảng 2 phút. Một tay cầm dế, tay kia cấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng.

– Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rửa lại bằng nước sạch khoảng 2 – 3 lần và để ráo nước, lúc này các bạn có thể chế biến ra các món mình thích, hoặc trữ lạnh tiêu thụ dần.
– Những con dế còn bé các bạn dồn lại, tiếp tục nuôi phục vụ những lần thu hoạch sau.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi Dế cho năng suất cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *