Kỹ thuật sản xuất nấm Thượng Hoàng (nấm Hoàng Sơn)

Nấm thượng hoàng hay còn gọi là nấm hoàng sơn là tên chỉ các loài gần nhau trong chiPhellinus, họ Hymenochaetaceae bao gồm các loài Phellinus linteus, P. igniarius, P. baumi, P.robustus, P. pinii…, Nhật Bản gọi là meshimakobu, Hàn Quốc gọi là sanghwang.

Đây là các loài nấm mọc nhiều năm, lớp thụ tầng năm sau chồng lên lớp thụ tầng năm trước. Nấm thường mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, các khu rừng nguyên sinh tuổi nấm có khi đến vài mươi năm.

Các loại nấm trong chi Phellinus này đang được các nhà nấm học thế giới quan tâm vì đặc tính chống khối u của nó. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu TS. Chihara tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc gia Tokyo (Nhật Bản) từ năm 1976 thử tác dụng chống khối u của dịch chiết nước nóng của 27 loài nấm, cho thấy như sau:

Bảng tác dụng chống khối u của dịch chiết nước nóng vài loài nấm trên tế bào u báng (sarcoma 180) chuột

Tên nấm Tỉ lệ ức chế %
Nấm cổ linh chi (Ganoderma applanatum) 64,9
Nấm vân chi (Coriolus versicolor) 77,5
Nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius) 87,4
Nấm thượng hoàng (Phellinus linteus) 96,7
Nấm bào ngư xám (Pleurotus ostreatus) 75,3
Nấm hương (Đông Cô) (Lentinus edodes) 80,7
Nấm mỡ (Agaricus bisporus) 2,7
Nấm mèo mỏng (Auricularia auricula-jadae) 42,6

 

Kỹ thuật sản xuất nấm Thượng Hoàng (nấm Hoàng Sơn) - ky thuat san xuat nam thuong hoang nam hoang son

Kết quả này cho thấy tác dụng chống khối u của P. linteus là rất đáng kể so với nấm mèo, nấm mỡ, nấm cổ linh chi…

Việc sử dụng các loài nấm trong chi Phellinus cho đến nay chủ yếu vẫn là thu hái hoang dại với giá bán rất đắt khi được đóng gói với đầy đủ nhãn mác dù các nhà khoa học rất quan tâm đến việc trồng các loài nấm này. Hiện nay 3 nước đang nghiên cứu nhiều về nấm thượng hoàng là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, trong đó Hàn Quốc là nước đang cố gắng đẩy mạnh việc trồng nấm thượng hoàng.

Sản lượng nấm thượng hoàng trồng trên thế giới bao gồm các loài Phellinus đã kể trên chỉ khoảng vài tấn một năm do việc trồng tương đối khó. Vì là nấm nhiều năm nên thời gian trồng kéo dài, do vậy cũng có xu hướng lên men sinh khối hệ sợi của nấm để có một sản lượng sinh khối nhanh hơn và nhiều hơn.

Việt Nam là nước có khá nhiều loài Phellinus mọc, tuy nhiên, đợt sốt “cổ linh chi” vài năm trước đã làm các loài nấm Phellinus bị vạ lây, bị tận thu và gần như rất khó gặp trong vùng rừng núi Việt Nam nếu không đi sâu vào các vùng rừng nguyên sinh.

Do đó việc sưu tầm, phân lập, định loại và bảo tồn nguồn gen, trồng trọt là cả một vấn đề lớn để gìn giữ các loài nấm có giá trị dược tính này. Từ nhiều năm qua, các cán bộ khoa học của Trung tâm Nghiên cứu linh chi & nấm dược liệu đã sưu tầm khá nhiều loài Phellinus, đã lưu giữ được giống các loài này và nghiên cứu trồng trọt.

Video dưới đây giới thiệu sơ lược kỹ thuật nấm Thượng Hoàng (nấm Hoàng Sơn):

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật sản xuất nấm Thượng Hoàng (nấm Hoàng Sơn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *