Kỹ thuật trồng cây Mùi Tàu ( Ngò Gai ) trị bệnh tại gia

Ngò Gai hay còn gọi là cây Mùi Tàu, ngò tàu, ngò tây, dã nguyên, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản, người dân có thể tự trồng cho gia đình mình.

Đặc điểm thực vật học

Tên tiếng Anh của rau mùi tàu là Sawtooth Coriander, tên khoa học: Eryngium foetidum (L). Cây ngò gai có kỹ thuật trồng cây rất dễ. Ưu điểm của cây là chịu râm, có thể bố trí trồng xen canh với các loại cây màu, cây lâu năm khác. Cây ngò gai thuộc cây thân thảo, thấp. Thân đơn độc, chia cành ở ngọn. Cây cao trung bình khoảng 1 5 – 25 cm.

Công dụng

Kỹ thuật trồng cây Mùi Tàu ( Ngò Gai ) trị bệnh tại gia - ky thuat trong cay rau mui tau 02

Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Từ xưa đến nay, cây ngò gai được tận dụng làm gia vị, là nguồn dược liệu quý giá. Cây mùi tàu được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…

Kỹ thuật trồng cây

Cây ngò gai ít bị ảnh hưởng của thời tiết, canh tác không theo mùa vụ nên người dân có thể chủ động mùa vụ và trồng được 2 vụ/năm. Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2.

Kỹ thuật trồng cây Mùi Tàu ( Ngò Gai ) trị bệnh tại gia - ky thuat trong cay mui tau 01 1

Người dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tích

Khi gieo xong, người trồng nên rải thuốc trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh, tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt sẽ nảy mầm.

Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, người dân nên cày bừa làm đất thật nhỏ, lên liếp rộng 1 – 1,2m, cao 15 – 20cm, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m.

Kỹ thuật trồng cây Mùi Tàu ( Ngò Gai ) trị bệnh tại gia - ky thuat trong cay rau mui 03

Rau răm là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn

Bón phân (Tính cho 1.000m2) gồm bón lót (bón trước khi gieo, ngay sau khi lần làm đất sau cùng, bón 400 – 500kg phân chuồng và 20 – 30kg NPK tỷ lệ 20 : 20 : 15.Sau khi rãi phân xong, người trồng cần xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất) và bón thúc (sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, cây cần được bón 5kg Urê và 10kg super lân, kết hợp với việc tỉa dặm cây. Bà con có thể bón phân bằng cách pha vào nước rồi tưới).

Sau khi tưới phân, người dân nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế bà con không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.

Kỹ thuật trồng cây Mùi Tàu ( Ngò Gai ) trị bệnh tại gia - ky thuat trong cay rau mui 04

Cây mùi tàu có tên gọi khác là ngò gai

Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém.

Thu hoạch

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng. Năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công (1.000m2 ).

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng cây Mùi Tàu ( Ngò Gai ) trị bệnh tại gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *