Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải

Trồng gừng trong bao không còn quá xa lạ với nhiều nông dân thích giống cây trồng này. Ưu điểm là có tận dụng những khoảng đất trống có thể trồng trong bao nếu bà con chăm sóc tốt sẽ cho sản lượng và chất lượng gừng rất lớn. Cùng https://nuoitrong123.com tìm hiểu kỹ thuật trồng gừng trong bao nhé.

Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải - trong gung trong bao 640x480

– Giống gừng: Chọn loại gừng già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh, gừng giống nên ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm (giống gừng sạch bệnh là một trong những khâu quan trọng quyết định năng suất của cây gừng). Số lượng giống: 1kg gừng giống có thể trồng được 15 – 20 bọc

– Đất trồng: Gừng là loại cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, rác hữu cơ, phân chuồng… Pha trộn đất trồng theo tỷ lệ đất đen 70% + phân chuồng, hữu cơ 30% cho vào bọc ni lông loại 5kg, dày khoảng 10cm, xong đặt hom gừng vào giữa bọc phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trãi lên mặt lớp tro trấu cũ hoai để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Khi trồng hom gừng nên tách hom giống bằng tay, không nên dùng dao vì có thể lây nhiễm bệnh, mỗi hom giống dài khoảng 2 – 5 cm có ít nhất là 1 mầm. Trước khi trồng nên xử lý hom gừng bằng cách phun thuốc trừ nấm bệnh CARBAN 50 SC, COPPER ZINC 85WP…

– Mật độ trồng gừng:  Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm và đặt giống sâu 5 – 7 cm, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay. Đối với phương pháp trồng trong bao thì trồng với mật độ thưa hơn.
– Chăm sóc: Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 – 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non.- Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước và nên tưới thường xuyên 2 lần/ngày. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.- Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 – 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch,không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.Gừng khi nhảy con làm củ thường có xu hướng trồi lên, do đó sau khi trồng khoảng 1 tháng nên thêm đất phân hữu cơ hoai mục các loại chừng 2 – 3 cm vào gốc gừng.

Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải - trong gung trong bao1 640x477

Trồng gừng trong bao

– Thay bọc: Sau khoảng 2 tháng gừng đã phát triển nhánh nhiều con và bọc cũng đã bị phân hủy nên thay bọc lớn hơn, tốt nhất có thể tận dụng bao đựng phân bón cũ (cắt làm hai) hoặc bao xi măng. Trồng gừng trong bọc có ưu điểm dễ di chuyển mà không ảnh hưởng đến sức sống của cây gừng, gừng có thể đặt trong bóng râm hay chỗ sáng đều thích hợp.

– Phân bón: Phân bón sử dụng cho một hecta ( 1ha) trồng gừng cần 20 tấn tro trấu mục, rơm mục, xác lá cây mục ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma; 1- 1,5 tấn vôi bột; 110N – 30 P2O5 – 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:

– Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân;

– Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân

+ Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

Do đất trồng gừng có lượng phân hữu cơ rất cao, nên chúng tôi chỉ sử dụng phân bón lá K – HUMAT, hoặc các loại phân vi lượng phun định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Phòng bệnh: Gừng sợ nhất là bệnh héo vàng thối rũ, đây là bệnh do vi khuẩn truyền nhiễm, do đó rất khó trị, chủ yếu là phun ngừa sau mỗi đợt mưa kéo dài nhiều ngày hoặc định kỳ 10 – 15 ngày phun 1 lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng COPPER ZINC, CARBAN 50SC… Tuy nhiên, ưu điểm gừng trồng trong bọc ít bị lây lan bệnh do bị cách ly từng bọc, khi thấy có bọc bị nhiễm, chúng ta lấy ra hủy bỏ bọc bị nhiễm bệnh đi.

Trong quá trình trồng gừng có thể xuất hiện một bệnh hại cho cây Gừng nhưng phổ biến là:

Sâu hại: Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

Bệnh hại

– Bệnh cháy lá: Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score..

– Bệnh thối củ

 Thối xanh

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc.

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide… Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.

 Thối vàng

Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng.

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score…

Sau thời gian trồng khoảng 5 tháng, theo đánh giá của chúng tôi mỗi bọc có khả năng cho trọng lượng 1,5 – 2kg củ gừng.

 

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *