Mô hình trồng xen canh trồng gừng dé và đu đủ

Từ năm 2009 đến nay, cây gừng dé đang được vợ chồng anh Đồng Xuân Sáu ở thôn La, xã Hợp Tiến – Nam Sách – Hải Dương trồng xen canh với đu đủ lai cho hiệu quả kinh tế cao.

Cùng đứng trước vườn xen canh có mặt luống rộng 1,2m, cao 40cm, rãnh rộng 30cm; gừng đã to khóm tốt cây, cao đến lưng thân từng cây đu đủ, hương cay thơm dịu, anh Sáu phấn khởi tiết lộ: “Nếu trồng riêng rẽ đu đủ lai thì hàng năm chỉ thu lãi từ 6 – 7 triệu đồng/sào. Nhờ biết xen canh, tuy phải đầu tư thêm nhưng cho thu lãi gấp hơn 2 lần, năm ngoái tôi thu 16,5 triệu đồng/sào. Từ đầu tháng 3, gừng được trồng ngay trên mặt luống, đến cuối tháng 12 gừng rạc lá thì thu hoạch”.

Mô hình trồng xen canh trồng gừng dé và đu đủ - du du gung

Được biết, anh trồng giống đu đủ lai Hồng Phi  F1 của Đài Loan. Gieo hạt trong bầu vào đầu tháng 2, đặt bầu vào đầu tháng 3, thành một hàng dọc ở giữa luống, cây nọ cách cây kia 2 mét. Đến cuối tháng 2 năm sau thì thu hoạch quả đợt cuối và dọn vườn tiếp tục cho vụ trồng mới.

Lượng gừng giống anh trồng là những củ già từ vụ thu hoạch năm trước và sau khi đã được bảo quản, đem ủ trong mùn ẩm có đậy phủ bằng nilon để thúc mầm, khoảng 20 ngày thì mắt củ nảy mầm. Các củ mầm được bẻ tách bằng tay (1kg củ có thể bẻ thành 15 – 20 củ hom mầm), được cấy đặt theo mật độ 30cm x 40cm.

Phân bón lót cho đu đủ và gừng chủ yếu là phân chuồng ủ mục đem trộn lẫn với urê, supe lân, kali, mùn mục và đất vụn. Phân bón thúc anh dùng NPK tổng hợp loại 16 – 16 – 8 và bón vào 3 thời kỳ (40 ngày, 70 ngày và 110ngày) sau trồng của mỗi loại cây theo một lượng quy định.

Xen canh tăng vụ thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đang được các cấp các ngành ở Hải Dương quan tâm. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nắm bắt, chọn lựa các khâu kỹ thuật thích hợp nhằm hoàn thiện quy trình để có cơ sở tuyên truyền, khuyến cáo cho các địa phương và bà con nông dân.

Nước tưới chủ yếu bằng hình thức bơm vào rãnh để lấy nước hoà tưới bón thúc hoặc cho tự ngấm khi cần thiết, sau đó tháo cạn. Gừng dé tuy nhỏ củ, năng suất thấp nhưng thơm, vàng thịt, dễ bán. Với cách trồng xen này, gừng ít bị bệnh vàng lá và thối nhũn vi khuẩn; mặt khác vòng đời cây đu đủ được rút ngắn nên thực tế càng ít bị các bệnh virus xoắn lá, chùn ngọn, bệnh khảm và nhện hại.

Năm 2010, quy ra sào anh thu hoạch 600kg gừng củ, bán buôn tại ruộng với giá 25.000đ/kg được 15 triệu đồng, còn đu đủ vừa bán quả xanh và quả chín được 1.000kg, bán giá bình quân 6.000đ/kg thu được 6 triệu đồng. Tổng thu 21 triệu đồng, trong khi tiền đầu tư giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho 2 loại cây hết 4,5 triệu/sào. So sánh với công thức luân canh 2 lúa + 1 hành thì lãi thuần ở cách trồng xen giữa gừng dé và đu đủ lai của anh Sáu cao gấp 3 đến 4 lần.

Từ cách trồng xen cho thu lãi cao nên đã thu hút anh Thuyên – người cùng thôn và một số nông dân trẻ ở xã lân cận đến tìm hiểu và cùng áp dụng. Tuy quy mô diện tích còn nhỏ nhưng vườn của họ cũng rất đẹp, đang hứa hẹn một vụ trồng xen thắng lợi.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Thảo luận cho bài: Mô hình trồng xen canh trồng gừng dé và đu đủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *