Các phương pháp trồng rau mầm:
a. Điểm chung của các phương pháp:
Ngâm – ủ hạt giống:
* Kích thích hạt nảy mầm bằng cách ngâm nước ấm để nước làm mềm nhanh vỏ hạt giống, thời gian 4-12 giờ tùy loại hạt (có một số loại không cần ngâm, vd: xà lách…) giúp hạt tích tụ vừa đủlượng nước để “thức giấc” chuyển mình phát triển.
* Sau khi ngâm cần rửa lại hạt giống với nước sạch ít nhất 03 lần để loại bỏ tạp chất xuất hiện trong quá trình ngâm, giúp hạt tránh được các mầm bệnh sau này phát sinh do tạp chất. * Chuyển qua giai đoạn ủ: duy trì độ ẩm cao nhất đồng thời cho hạt tiếp xúc từ từ với không khí để hạt “thở”, từ đó hạt nứt nanh chuẩn bị phát triển mầm. Ủ có thể dùng khăn ẩm ủ 4-12 giờ. Hoặc đợi hạt ráo nước đem gieo trực tiếp lên giá thể trồng và tiến hành ủ trên khay trồng bằng cách đậy kín khay để giữ độ ẩm, có thể phủ thêm lớp mỏng giá thể với loại hạt có kích cỡ lớn, vỏ cứng (rau muống, mồng tơi…), cần giữ độ ẩm bằng cách tưới thêm nước, tránh gió… Ánh sáng – độ ẩm:
Ngày thứ 1 đến 3:
* Ánh sáng: với bất cứ phương pháp trồng nào cũng thường hạn chế tiếp xúc ánh sáng trong khoảng 1-3 ngày đầu tiên bằng cách đậy kín khay. Thiếu ánh sáng giúp hạt tập trung phát triển mầm, đồng thời hạn chế gió thổi làm mất độ ẩm, ánh sáng mang theo nguồn nhiệt cũng có thể làm mất độ ẩm.
* Độ ẩm: giai đoạn này do chưa phát triển mầm hoặc rễ đủ để hút nước trực tiếp từ giá thể, hạt giống phát triển nhờ lượng nước tích tụ được khi ngâm, đồng thời thông qua độ ẩm không khí mà hút thêm lượng nước cần dùng. Do đó cần duy trì độ ẩm cao nhất có thể trong không khí xung quanh hạt.
Ngày thứ 3 cho đến thu thu hoạch:
* Ánh sáng: lúc này mầm rau cần ánh sáng để quang hợp, giúp thân rau cứng cáp hơn, lá xanh hơn. Nếu có điều kiện, có thể để rau ngoài ánh nắng buổi sáng khoảng 2h/ngày sau khi tưới, rau sẽ đẹp và hạn chế được một số mầm bệnh liên quan đến nấm.
* Độ ẩm: mầm rau giờ lấy nước thông qua rễ, nên chỉ cần duy trì độ ẩm cho giá thể. Thân rau mọc cao, mật độ dày, nên khi tưới phun sương xong cần để khay rau nơi thoáng để thân rau nhanh khô nước. Để nơi quá kín và ẩm ướt, nước trên thân và gốc lâu khô tạo môi trường nấm phát triển.
b. Các phương pháp trồng rau mầm:
Sự khác nhau giữa các cách trồng chính là phương pháp cung cấp lượng nước cho mầm phát triển. Từ ngày thứ 3, rễ phát triển lớn nhằm tìm kiếm lượng nước bên ngoài cung cấp cho mầm. Có các phương pháp cơ bản như sau:
1. Phương pháp thủy canh (thích hợp cho quy mô già đình)
Thay giá thể bằng nước. trồng phương pháp này sạch sẽ, ít tốn công chăm sóc, dễ thu hoạch. Do nước không chứa chất dinh dưỡng nên năng suất không cao bằng trồng trên giá thể mùn dừa . Có thể bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho nước nhưng cần cân nhắc cẩn trọng. Nên thay nước sạch hàng ngày để tránh nước dơ làm hư rễ.
* Thủy canh bằng khay nhựa đựng ly tách, lót giấy:
Khay nhựa đựng ly tách trà tiếp khách phía dưới có khay đựng nước dư. Do khe lưới nhựa quá rộng so kích cỡ hạt giống nên cần trải thêm lớp khăn giấy. Sau khi xử lý hạt xong rồi thì rãi đều hạt trên mặt khăn giấy và dùng thêm một lớp khăn giấy đậy phía trên để giữ ẩm, phía dưới khay thì đổ nước gần sát mặt khăn.
* Thủy canh bằng khay lưới inox:
Hình 1-2: Lưới inox không rỉ, phía dưới đổ nước gần chạm lưới.
Hình 3: gieo hạt giống đã ngâm ủ, tưới phun sương 1-3 ngày đầu, một số tài liệu khuyên nào rễ chạm nước thì ngưng tưới để tiết kiệm công chăm sóc. Nhưng chúng tôi khuyên bạn cứ tiếp tục tưới, rau sẽ lên tốt hơn.
2. Dùng giá thể:
* Giá thể: tơi xốp, giữ ẩm cao, thông thoáng, không có các tạp chất, kim loại nặng, chất hóa học…Thường được dùng nhất là mụn dừa, mạt cưa, đất sạch, phân trùn quế. Kế đó là: cát, giấy ăn, vải thun, vải bố, bông, mút…bất cứ chất liệu nào có khả năng giữ ẩm và sạch
* Độ dày giá thể: giá thể càng dầy, giữ ẩm lâu sẽ tốt cho rau mầm do bộ rễ có không gian phát triển. Giá thể mỏng sẽ giữ ẩm kém làm mau khô giá thể khiến rễ bị hư, khi tưới lượng nước bị đọng và không ẩm đều dễ làm thối gốc.
* Khay trồng: cần thoát nước tốt để tránh bị đọng nước. Với khay có lỗ thoát nước bên hông cần nên để khay nghiêng sau khi tưới.
* Phương pháp tưới: tưới vừa đủ ẩm. Với bình xịt phun sương, khi tưới cần kiểm tra giá thể có đủ nước chưa. Cũng đừng vì sợ úng mà thấy thân rau đẫm nước thì ngưng tưới nhưng thực tế giá thể vẫn chưa ẩm đều. Rau mầm dễ bị bệnh thối gốc một phần cũng do tưới chưa đúng.
Trồng bằng giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Phương pháp thông dụng, rau lên tốt.
Trồng trên giấy (khăn giấy), cần tưới thường xuyên do giấy giữ ẩm kém, rau dễ bị còi.
Trồng trên vải bao bố. Cần luộc vải trong nước sôi trước khi trồng để tránh nấm.
3. Phương pháp khí canh:
Cách này đòi hỏi đầu tư cao, phù hợp mô hình sản xuất quy mô lớn, viết để các bạn tham khảo.
Phương pháp này dùng hơi nước trong không khí cung cấp nước cho hạt.
Nguồn: sưu tầm