Máy thái củ quả theo công nghệ phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ của nông dân mà vẫn bảo đảm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Khi máy băm bèo “lọt” đến tai một cán bộ lãnh đạo huyện. Ông đã đến thăm cơ sở sửa chữa điện dân dụng của Lĩnh và hoàn toàn bị thuyết phục bởi các sản phẩm của chàng kỹ sư chân đất. Ông đã gợi ý Lĩnh nên đăng ký bản quyền sở hữu và tiêu chuẩn chất lượng máy băm bèo, máy bơm nước và thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất biến những sản phẩm trên thành hàng hóa.
Các thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lượng được Sở Khoa học công nghệ tỉnh ủng hộ hoàn thiện nhanh chóng. Huyện còn hỗ trợ hơn 80 triệu đồng để Lĩnh đăng ký nghiên cứu và phát triển các sản phẩm của mình thành một đề tài khoa học. Cùng với đó là việc chính quyền tạo điều kiện cho anh thuê mặt bằng, mở doanh nghiệp tư nhân mang tên Thiên Thuận.
Anh Nguyễn Như Lĩnh (bên phải) và các sản phẩm máy thái củ quả tăng năng suất chăn nuôi
Dù quy mô ban đầu còn nhỏ nhưng mỗi tháng doanh nghiệp của anh Lĩnh cũng tiêu thụ được hàng trăm máy bơm nước, máy phay bèo, thu hút hơn 30 lao động địa phương, bảo đảm thu nhập cho công nhân.
Sau một thời gian nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, anh Lĩnh và đồng nghiệp đã cho ra đời loại máy thái củ quả, nâng cấp từ máy băm bèo đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân. Anh Lĩnh cho biết: Qua nghiên cứu thực tế trên thị trường chúng tôi thấy các loại máy chế biến nông sản truyền thống hiện có quá ít và rất nhiều hạn chế về năng suất, chất lượng sản phẩm, chưa đáp ứng được yêu cầu của các hộ nông dân. Hầu hết các cơ sở sản xuất máy đều sản xuất mặt hàng máy thái củ quả theo công nghệ lạc hậu, sản xuất đơn chiếc, máy ra đời chủ yếu là máy thái quay tay, máy thái có một cửa tiếp liệu, mâm giao đặt vuông góc với mặt đất nên nguyên liệu củ quả vào máng tiếp liệu di chuyển đến mâm dao rất chậm dẫn đến năng suất thấp, chỉ đạt vài chục kg/giờ. Sản phẩm sau khi chế biến không đồng đều, tuổi thọ của máy không cao, người sử dụng máy thao tác khó khăn, không bảo đảm an toàn với người lao động.
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp Thiên Thuận đã lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất máy thái rau củ qua nhiều khâu, trong đó các khâu từ thiết kế chi tiết, tạo mẫu, hàn ghép định hình, gia công cơ khí được doanh nghiệp chú trọng vì các khâu này quyết định đến năng suất, chất lượng đồng đều của quy trình sản xuất cũng như của sản phẩm.
Ðể phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, tiết kiệm tối đa chi phí, tạo thu nhập cho đội ngũ công nhân, kỹ thuật nên doanh nghiệp còn lựa chọn phương án tự nghiên cứu thiết kế chi tiết và tự chế tạo bộ khuôn mẫu của các chi tiết. Vỏ động cơ được làm bằng gang và nhôm, máy được sản xuất bảo đảm độ chính xác, độ bền cho các chi tiết. Hiện doanh nghiệp sản xuất hai loại máy thái củ quả công suất 1.500 kg/giờ và 4.000 kg/giờ với quy mô 1.500 sản phẩm/năm.
Nguồn: sưu tầm