Mô hình nuôi chim le le lấy thịt

Từ thú vui thích nuôi động vật hoang dã mà nhiều hộ gia đình trong xã Biển Bạch, huyện Thới Bình dần nhân rộng mô hình nuôi con le le với quy mô lớn và đầu tư phát triển để đưa kinh tế gia đình đi lên.

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bb468ede

Từ thú nuôi chim để chơi, anh Lê Bé Tư, Ấp 18, xã Biển Bạch bắt đầu nuôi 50 con le le giống vào tháng 8/2015. Mô hình được gia đình anh xây dựng trên quy mô hơn 1.000 m2, bao gồm mặt nước, khu tắm nắng, khu sinh sản được rào chắn bằng lưới sắt. Sau 9 tháng nuôi thử nghiệm, đàn chim giống hơn 50 con đều sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh. Hiện có gần 20 con le le đang vào thời kỳ đẻ trứng, mỗi con le le cái có thể đẻ từ 10-12 trứng, có con đẻ đến 14 trứng.

Vào thời điểm thuận mùa như mùa mưa, le le nở rất đều và đạt, nuôi dưỡng chẳng khác vịt đồng. Le le mới nở cho ăn thức ăn đến 15 ngày bắt đầu cho ăn lúa đến trưởng thành, mỗi con le le nuôi từ 3,5 đến 4 tháng thì bán được. Ðể chim không bay, anh Bé Tư cắt cánh co ngoài hoặc nhổ bớt lông cánh và làm ổ cho chim đẻ.

Anh Lê Bé Tư nói: “Lúc đó ham quá, mua giống 700.000 đồng/con về nuôi cho bắt cặp đẻ, nếu bán thì một bầy có thể lấy lãi trên 5 triệu đồng, tôi quyết định nhân giống thật nhiều để nuôi quy mô lớn”.

Hay anh Nguyễn Văn Ý, cùng ấp, cũng nuôi mộng nuôi chim rừng mà anh tìm tòi học hỏi từ những người nuôi ở tỉnh bạn. Ban đầu anh thử nghiệm với 4 cặp le le giống, sau vài tháng đàn le le của anh được gần 30 con, anh quyết tâm mở rộng mô hình, rào lưới làm ổ cho le le sinh sản. Anh dự kiến mở rộng diện tích khoảng 2.000 m2 nuôi le le để cung cấp con giống cũng như chim thương phẩm ra thị trường, với ước mơ làm giàu từ nuôi le le.

Anh Nguyễn Văn Ý nói:

Tham quan nhiều mô hình nhưng tôi thấy mô hình nuôi le le phát triển và bền vững, lại dễ nuôi, chi phí thức ăn rất nhẹ. Tôi mới nhân ra được mấy chục con mà đã có mối lái đến đặt hàng, khi có nhiều, cần bán, chỉ cần điện là họ đến mua ngay, giá cũng cao lắm.

Dù mô hình mới bắt đầu nhưng anh Bé Tư và anh Ý đều cho biết đã có thương lái đến đặt mối, khi có nhu cầu bán, họ sẵn sàng đến tận nơi để mua. Mỗi con le le thịt trọng lượng 450-500 g có giá từ 650.000-700.000 đồng, người nuôi lời từ 400.000-500.000 đồng/con.

Xem thêm:

Ðược biết, trên thị trường, le le thương phẩm rất hút hàng, là món ăn được ưa chuộng vì bổ dưỡng nên anh Bé Tư và anh Ý quyết định đầu tư nuôi đại trà. Thức ăn của chúng chủ yếu là lúa, rau muống và bèo cám nên dù le le nuôi trong môi trường bán tự nhiên, chất lượng thịt vẫn rất ngọt, thơm, là đặc sản tại các nhà hàng.

Qua đánh giá bước đầu của ngành chức năng, mô hình nuôi le le trên địa bàn có nhiều triển vọng vì loài chim này sức đề kháng cao, ít bệnh, đặc biệt thức ăn rất đơn giản và tận dụng được từ các phụ phẩm nông nghiệp nên chi phí rất ít.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thới Bình Phan Chí Công cho biết:

Ðây là mô hình mới, toàn huyện Thới Bình chỉ có môi trường sống ở xã Biển Bạch thích hợp với con le le. Hội sẽ đưa hội viên đi tham quan học tập rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình, nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân trong huyện.

Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Thới Bình đang khuyến khích nông dân chuyển đổi vật nuôi, đặc biệt là các mô hình vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Phát triển mô hình nuôi chim le le là hướng đi triển vọng, vừa bảo tồn được giống loài chim le le, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, lại cho thu nhập cao./.

 


 

Thịt Le Le (một loại chim gần giống vịt trời) đang được coi là món ngon đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực, thịt Le Le có giá 500.000 – 600.000 đồng/con/300gr, nhưng rất hiếm, hiện nay không đủ số lượng để cung cấp cho thị trường. Với giá bán này, một con le le người nuôi sẽ có lời 3 – 4 lần.

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bb80b83eMô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bba37d11

Đây là hình ảnh của chim le le đã trưởng thành

Hiện nhiều nhà hàng đã coi món le le như một món ăn có đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực. Do vậy, hiện nay trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản miền Tây đều giới thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi đó là món ngon hảo hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng, từng là món tiến vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức.

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bbd8802c

Chim Le Le con mới nở

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bc1ae679

Thịt le le ngày càng trở nên quý hiếm và giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần, đã khiến nhiều người dân vùng sông nước ĐBSCL nghĩ đến cách đưa loài chim – trước đây vốn chỉ nuôi làm cảnh – về nuôi để cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu.

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bc517dde

Bầy Le Le mới lớn

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bc9dc927

Cho chim ăn

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bcedffd5

Bố trí chuồng trại nuôi và sinh sản

Mô hình nuôi chim le le lấy thịt - 574d4bd2b03f0

Le Le mẹ và con

Tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, ông Phan Thành Ngôn đã nuôi thành công le le thịt để xuất sang Trung Quốc từ một hai năm trước. Lúc đó ông chỉ mua le le con do nhưng người chuyên săn bắt từ rừng đem vể vỗ béo. Học từ ông Ngôn,  hiện nay, nhiều người đã nuôi le le cho đẻ, ấp trứng để tăng đàn. Anh Sa Lê, một người Chăm ở  xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành – An Giang đang xây dựng một trại nuôi le le quy mô cho biết, le le đẻ từ tháng 9 và mỗi con đẻ trung bình từ 8 – 10 trứng.

Le le là giống chim quen sống trong tự nhiên, nên để thuần chúng, anh không nhốt chuồng mà thả rong cho le le tự do bơi lội tự nhiên trên mặt nước rộng khoảng 1.000m2 với khoảng vài trăm con. Xung quanh hồ có bờ bao và hàng rào bao bọc, để ngăn chúng về với rừng. Trên bờ anh cất láng trại để cho le le vào làm tổ. Thức ăn của le le cũng rất đơn giản, chỉ có lúa, rong rêu và lục bình. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành, có thể bán thịt là khoảng 8 tháng. Còn nếu bắt được le le con từ tự nhiên, thì việc nuôi sẽ rất đơn giản, chúng mau lớn không khác gì nuôi gà thịt.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Mô hình nuôi chim le le lấy thịt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *