Mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi thỏ của ông Võ Văn Cu ở ấp Thừa Trung xã Thừa Đức huyện Bình Đại, một trong những nông dân thành công với mô hình nuôi thỏ của xã cho lợi nhuận hàng tháng trêndưới 5 triệu đồng.

Mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế - sam 1312 zpse90e91c6 500x375

 

Trên diện tích 500 m2, ông Cu xây dựng khu chuồng trại gồm 2 dãy, mỗi dãy ngăn 9 lồng, mỗi lồng chia ra từng ô nhỏ, kích thước mỗi ô cỡ 0,35m, dưới mỗi lồng có khe hở được lót lưới dùng hứng phân, không để phân rơi xuống đất. Mỗi ô có trang bị máng đựng thức ăn và máng uống nước. Ngoài ra, để dễ quản lý, trên mỗi ô ông đều đánh dấu theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của thỏ. Hàng ngày, ông vệ sinh chuồng trại để tạo độ thông thoáng, sạch sẽ. Nhờ đó, đàn thỏ của ông phát triển rất tốt. Từ 4 con thỏ giống ban đầu, đến nay ông đã có đến 600 con, trong đó có 75 con nái. Thỏ giống sau 5 – 6 tháng nuôi thì bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi năm đẻ từ 9 đến 10 lứa, mỗi lứa trung bình từ 5 đến 8 con. Sau 10 ngày, thỏ con mở mắt và tập ăn cùng mẹ, được 25 ngày thì tách mẹ. Nuôi 3 – 4 tháng thỏ con đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con và sau 30 ngày có thể cho thỏ mẹ giao phối lại.

Hiện ông chuẩn bị cho xuất chuồng 80 con thỏ thịt, 30 con thỏ nái chuẩn bị đẻ. Trung bình mỗi tháng ông xuất bán từ 100 đến 120 kg, với giá bán khoảng 45.000đ/kg thịt, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 1,8 – 2kg. Riêng thỏ giống có giá 200.000 đ/con. Sau khi trừ các khoản chi phí ông còn lãi trên dưới 5 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm ông có thu nhập trên 50 triệu đồng. Đặc biệt đầu ra rất ổn định, nơi tiêu thụ thỏ của ông chủ yếu là cung cấp cho thương lái ở các huyện, tỉnh như: Giồng Trôm, Châu Thành, Long An và các hộ dân địa phương có nhu cầu nhân giống.

Trao đổi về kỹ thuật nuôi thỏ, ông Cu cho biết: “Nuôi thỏ không khó, chi phí đầu tư lại thấp, chuồng có thể làm bằng tre, gỗ. Thức ăn chủ yếu là rau muống biển, củ sắn vụn, các loại cỏ và thức ăn tinh dậm vào buổi trưa.

Nhờ nắm vững kiến thức về chăn nuôi và nuôi theo quy trình khép kín và biết cách chủ động phòng chống dịch bệnh nên đàn thỏ của ông phát triển rất nhanh. Từ hiệu quả mô hình của ông Cu, thời gian qua Hội nông dân xã đã tổ chức cho nhiều nông dân tại địa phương đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Thành công từ mô hình nuôi thỏ của ông Võ Văn Cu mở ra hướng chăn nuôi phù hợp cho người dân tại xã với nguồn thu nhập ổn định.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • mô hình nuôi thỏ

Thảo luận cho bài: Mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *