Nhân rộng mô hình trồng sâm ba kích dưới tán rừng

Từ kết quả khảo sát thực địa tại một số địa bàn về mô hình trồng cây ba kích dưới tán rừng tự nhiên đem lại hiệu quả, huyện Tây Giang đang tiếp tục nhân rộng mô hình, nhằm giúp người dân có cơ hội phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương.

Nhân rộng mô hình trồng sâm ba kích dưới tán rừng - images1220636 img 0418 jpg 500x333

Cây giống sâm ba kích được ươm tại một hộ gia đình ở xã Lăng (Tây Giang). Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Đây là mô hình thuộc dự án giảm nghèo do tổ chức Malteser (CHLB Đức) tài trợ nhằm tạo nguồn gen quý, giúp các nhóm hộ đồng bào huyện Tây Giang tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Toàn bộ cây giống sâm ba kích được mua về từ xã Lăng và đã được các tư vấn viên kiểm tra, xác định nguồn gốc giống cây ka kích tím địa phương, đảm bảo chất lượng.Theo đó, tại địa bàn thôn Tà Vàng (xã A Tiêng) và thôn Arớt (xã A Nông, huyện Tây Giang) hiện có gần 5ha diện tích trồng sâm ba kích dưới tán rừng cho các nhóm hộ người dân bản địa với gần 7.700 cây. Qua khảo sát, đa số cây sâm ba kích được trồng dưới tán rừng tự nhiên và trồng xen canh dưới tán rừng cao su hiện phát triển khá tốt, đảm bảo môi trường sống phù hợp với quá trình phát triển tự nhiên vốn có.

ĐĂNG NGUYÊN

Thảo luận cho bài: Nhân rộng mô hình trồng sâm ba kích dưới tán rừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *