Phòng, trị bệnh thối nứt thân trên cây cà phê

Tôi có trồng 2 ha cà phê được 13 năm tuổi, bị thối vỏ ở thân, héo cây rồi chết, có 40 cây bị bệnh, đã dùng sunfat đồng nhưng chưa khỏi. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Hoàng Văn Dân -Krông Pa – Gia Lai
Phòng, trị bệnh thối nứt thân trên cây cà phê - phong tri benh thoi nut than tren cay ca phe
Trả lời:
Như triệu chứng mà bác mô tả: Cây cà phê bị thối ở thân cây, rồi cây bị héo và chết… Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh thối nứt thân trên cà phê. Bệnh này thường xuất hiện cả trên vườn cà phê kiến thiết cơ bản lẫn kinh doanh, trên đoạn thân đã hóa gỗ. Bệnh làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây, nếu bị nặng thì lớp gỗ phía trong bị khô dẫn đến hiện tượng tắc mạch. Cây không hút được nước nên lá héo và khô từ đầu ngọn xuống.
Để phòng trừ có hiệu quả, có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:
 – Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh sớm khi thân cây vừa bị nứt hoặc có vết đen nhỏ để kịp thời phòng trị.
– Nếu cây đã bị khô ngọn nhưng thân dưới vẫn còn khỏe, cần phải cưa ngang thân và đốt bỏ phần cây bị bệnh. Sau đó, dùng một số loại thuốc để quét lên trên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới.
Theo TTKNQG

Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh do nấm Fusarium Spp. Sợi nấm phát sinh mạnh trong mùa mưa. Nấm ăn lan trong mạch gỗ, tượng tầng và nhu mô vỏ thân cành, làm tắt mạch dẫn, rối loạn sinh lý dẫn truyền nước và dinh dưỡng. Cuối mùa mưa hình thành bào tử, quá trình phóng thích bào tử gây bong nứt vỏ cây. Cây nhiễm sinh trưởng kém, nhiễm nặng gây chết ngọn. Bệnh lây lan rất mạnh theo nước và gió. Bệnh hại nặng trên các vườn trung tuổi trở lên, tán rậm rạp, ẩm thấp quá.
  1. Để kiểm soát bệnh thối nứt thân phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trên diện rộng (và sẽ đồng thời cũng giúp kiểm soát nhiều bệnh quan trọng trên cà phê): Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy cây bệnh nặng, tàn dư bệnh
  2. Tạo hình thông thoáng (nhất thiết phải tạo ống khói, bằng cách bỏ các cành thứ cấp cách thân < 25 cm. Để thông gió, thoát ẩm, có ánh mặt trời chiếu vào trong tán.
  3. Phun thuốc hóa học để dập dịch (thường là đầu mùa mưa khi bệnh bắt đầu bùng phát): phun thuốc gốc đồng (chamDP, Champion, COC 85,…), phun toàn diện (lá, quả, cành, thân, mặt đất. bờ lô, thân cây che bóng,…) 2 lần cách nhau 2-3 tuần.
  4. Quản lý duy trì ổn định (trong mùa mưa) bằng cách phun toàn diện vườn chế phẩm sinh học (Trichomix đậm đặc, Tricho-Nema, Tricho-Meta,…các men này thay thế cả phân bón lá) 2 lần cách nhau 3-4 tuần. Cách ly hóa học ít nhất 3 tuần trước khi dùng sinh học, súc kỹ dụng cụ trước khi dùng chế phẩm sinh học.

—oOo—————————————-

  • Bệnh có tính dịch tễ cao (lây lan rộng, tái phát mạnh) cần được kiểm soát trên diện rộng. Nếu cả vùng cùng xử lý triệt để, sau 2 năm liên tục dịch này sẽ bị đẩy lùi. Còn nếu làm chiếu lệ, cục bộ sẽ tái phát dây dưa, không dứt.
  • Trong thời gian xử lý hóa học phải hạn chế đạm, nhất là đạm qua lá. Vì Đạm làm tăng tính trương nước, gây giảm hiệu lực thuốc (cơ chế tác dụng thuốc gốc đồng là ức chế khả năng hút nước của sợi nấm, bào tử nấm).
  • Công đoạn dùng chế phẩm sinh học:
    • Nếu vườn chỉ thối nứt thân thì sử dụng Trichomix (Gồm: Trichoderma + phân bón lá + VSV cố định đạm + VSV công phá lân,…)
    • Nếu vườn nhiễm thối nứt thân + ve sầu thì sử dụng Tricho-Meta (Gồm: Trichoderma + phân bón lá + nấm xanh+VSV cố định đạm + VSV công phá lân,…)
    • Nếu vườn nhiễm nứt thân + tuyến trùng thì sử dụng Tricho-Nema (Gồm: Trichoderma + phân bón lá + Pas + Cod +…+VSV cố định đạm + VSV công phá lân,…)

Thạc Sỹ Phạm Công Trí.

Thảo luận cho bài: Phòng, trị bệnh thối nứt thân trên cây cà phê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *