Phòng trị sâu đục củ khoai lang

Thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long có phối hợp Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) thí điểm mô hình phòng trị sâu đục củ khoai lang ngay từ đầu vụ, bước đầu cho hiệu quả tốt.

Phòng trị sâu đục củ khoai lang - 6ea72ae1 352b 4870 b8f0 91cd1132b6d5 jpg

Cụ thể, theo các nhà khoa học tác nhân đục củ khoai lang là loài sâu thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera), họ ngài sáng (Pyralidae) hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Để phòng trị tốt loại sâu này, ngay trước khi trồng cần làm cỏ kỹ, cày ải phơi đất, cho nước ngập ruộng ít nhất 7 ngày để diệt trứng, nhộng và sâu non. Khi lên luống trồng kết hợp bón vôi, bón phân hữu cơ (500 kg/1.000m2) và nấm Trichoderma (1 kg/1.000m2), sử dụng màng phủ để hạn chế sâu từ đất lên gây hại.
Xử lý giống, bằng cách pha loãng 0,5kg nấm Trichoderma trong 100 lít nước, thêm vào chất bám dính và khuấy đều dung dịch, ngâm hom giống vào dung dịch trong 15 phút, để hom giống nơi mát cho ráo nước trước khi đem trồng.
Cần sử dụng nấm xanh, lần đầu rải với liều lượng 2 kg/1.000m2 ở thời điểm 10 ngày sau khi đặt hom; phun với liều lượng 300 g/1.000m2/48 lít nước ở các thời điểm 30, 50, 70, 90 và 110 ngày sau khi đặt hom trong quá trình trồng.
Khi thật cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu nhóm Abamectin, Azadirachtin, Emamectin, hoặc các loại thuốc Virtako 40WG, Dupont Prevathon 5SC… để trừ sâu đục củ.
Chúc bà con thành công!
Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Phòng trị sâu đục củ khoai lang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *