Nội dung chính
Các yếu tố ảnh hưởng đến sâu bệnh trên cây trồng chủ yếu là : nguồn thức ăn cho cây – phân bón, nguồn nước, yếu tố thời tiết, giống cây, vệ sinh ruộng vườn.
Trong các yếu tố nêu trên thì chỉ yếu tố thời tiết là con người không thể chủ động và khắc phục được. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chủ động giải quyết các yếu tố còn lại, thì chắc chắn việc phòng và khắc phục hậu quả gây hại của sâu bệnh trên cây trồng sẽ có hiệu quả.
1. Bọ rầy dưa Aulacophora similis
Bọ rầy có kích thước khá to, bằng đầu đũa ăn, màu cam, bay chậm, có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi chúng ăn phá cây con. Ấu trùng màu trắng ngà, ăn phần rễ hoặc thân gần mặt đất.
Bọ rầy thường xuất hiện vào giai đoạn cây con của cây họ bầu bí, búp non thường bị cắn mất hoặc các lá non bị cắn thành nhiều lỗ to dị dạng.
Biện pháp phòng trừ
– Thu gom và tiêu hủy cây sau mùa thu hoạch hoặc chất thành đống tạo bẫy để bọ rầy tập trung, sau đó phun thuốc.
– Rãi thuốc hạt như Bam 10 H, Basudin 10 H, Regent 0.3 G 1 – 2kg/ 1000m2, phun các loại thuốc phổ biến như Basudin 40 EC, Bi 58, Sumi – alpha 5 EC, Sumicidin 10 EC, Baythroit 5 SL, Admire 50 EC 1 – 2 %0. Kinh nghiệm cho thấy phun Sevin 85 WP 1 – 2 %o cho hiệu quả cao.
2. Ruồi đục lá (Sâu vẽ bùa)
Biểu hiện thường thấy Trên lá cứ xuất hiện ngày một nhiều những đường ngoằn ngoèo, màu trắng bạc. Có những chỗ nhiều đường tập trung lại thành một mảng lớn làm cho chỗ lá đó bị khô rồi chết, cây còi cọc, xấu xí dần.
Ngoài những cây thuộc họ bầu bí , chúng còn gây hại trên nhiều cây thuộc họ Đậu đỗ như: đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch. Các loại cà chua, cà pháo, khoai tây…
Ruồi đục lá thường chỉ gây hại nhiều từ khi lá bầu bí bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, đây là giai đoạn hoạt động quang họp của lá rất mạnh, vì thế nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì cây rất dễ bị mất sức, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Để phòng trừ loại ruồi này, nên áp dụng một số biện pháp sau:
– Cắt bỏ những lá đã bị sâu hại quá nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật độ của ruồi ở các lứa sau.
– Trước khi trồng, dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống bí không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới… mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số loại sâu bệnh, trong đó có ruồi đục lá.
– Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị ruồi đục lá gây hại trên cùng một khu vực, tốt nhất mỗi năm nên luân canh một vụ với lúa, rau muống… để cắt đứt nguồn thức ăn của ruồi trên đồng ruộng.
– Nếu ruộng bí đã bị hại nhiều nên sử dụng một trong các loại thuốc như: Vertimex, Baythroid, Sherpa, Sherbush, Decis, Polytrin, Trigard… để phun xịt. Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng
rất nhanh quen thuốc, vì thế cần thường xuyên thay đổi loại thuốc để tranh làm cho chúng quen thuốc nhanh .Nếu ruộng bí đã bị ruồi gây hại nặng thi sau khi phun xịt thuốc, nên bón bổ sung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây.
3. Nhện đỏ
Biểu hiện thường thấy là lá bắt đầu xuất hiện những vệt lấm tấm trắng như cám, lâu dần cả lá biến thanh màu bạc trắng trong khi gán lá vẫn còn xanh, phiến lá bị biến dạng, mép la cong lên phía trên, cây còi cọc, ra hoa đậu quả rất ít. Nếu nhìn kĩ thì thấy ở mặt dưới của lá có những con vật nhỏ li ti như con bọ mạt gà, màu xanh vàng, màu hồng hay đỏ đậm.
Để phòng trị nhện, có thể áp dụng kết họp một số biện pháp sau:
– Không trồng quá dày để giàn bí luôn được thông thoáng.
– Kiểm tra giàn bí thường xuyên để phát hiện và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Muốn phát hiện nhện nên dùng kính lúp học sinh có độ phóng đại tương đối lớn. Nếu không có kính lúp, có thể kiểm tra mật độ nhện bằng cách: Ngắt lấy những lá bí nghi đang có nhện đặt ngửa lá trên một tờ giấy trắng rồi dùng tay miết mạnh vào mặt lá, nếu thấy trên mặt tờ giấy xuất hiện những chấm nhỏ có màu đỏ, màu hồng hay màu xanh vàng thì những vết đó chính là dịch cơ thể của những con nhện bị vỡ ra dính vào. Những chấm này càng nhiều, chứng tỏ mật độ nhện càng cao.
– Nếu thấy có nhiều nhện, nên dùng luân phiên bằng một trong các loại thuốc sau: Comite 73 EC; Danitol 10 EC; Ortus 5 EC; Pegasus 500 SC; Cascade 5 EC; Nissoran 5 EC… Khi xịt, chú ý xịt ướt cả mật dưói và mặt trên của lá. Nhớ phải bảo đảm thòi gian cách li của thuốc. Sau khi xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân cho cây.
– Nếu ruộng bí thường xuyên bị nhện đỏ gây hại nặng, cách tốt nhất là luân canh cây bí một vài vụ với cây trồng nước như cây lúa, cây rau muống…
Nguồn: sưu tầm