Ngày 22/3/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Quản lý sâu đục trái bưởi” có các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tham dự. Buổi hội thảo đã có nhiều thông tin và rút ra kết luận tạm thời về cách quản lý, phòng trừ sâu đục trái bưởi.
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam… Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.
Loài sâu này tấn công bưởi, cam sành, chanh, quýt hồng, gây hại nặng nhất trên bưởi, trong đó nặng nhất là bưởi da xanh và bưởi năm roi.
Loài sâu này lây lan nhờ bướm bay mạnh. Ngoài ra, vận chuyển trái nhiễm sâu, trái mang trứng từ vùng này sang vùng khác cũng sẽ lây lan rộng.
Đặc điểm sinh học của sâu đục trái bưởi
Con bướm sau khi vũ hóa 2-3 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm, trên nửa phần dưới của trái bưởi khi trái từ 2-5cm, 15-20 ngày sau khi đậu trái cho đến cả những trái sắp thu hoạch. Ban ngày, bướm thường nằm yên trong tán lá. Bướm có thể sống đến 6 ngày và một con cái đẻ khoảng 30 trứng.
Trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở; sau khi nở 1-2 giờ thì sâu non đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái để gây hại, đây là giai đoạn rất quan trọng cần được xác định trước đó để phun xịt kịp thời và hiệu quả; nếu sau đó rất khó trị do sâu đã chui vào bên trong trái, ăn vỏ, ăn phần xốp và ăn hột của trái, sau đó sâu lớn dần, ít chịu ảnh hưởng của thuốc.
Thường thì trên cùng một trái có một hay nhiều hang do chúng đục khoét, mỗi hang một con sâu non chui vào tấn công. Chúng tuôn ra ngoài miệng hang các chất nhầy nên rất dễ phát hiện. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng.
Qua 4 lần lột xác cư trú, phá hại trong ruột trái bưởi khoảng 2 tuần, sâu dài khoảng 20mm thì chui ra khỏi vết đục và rơi ngay xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian thành nhộng là 9 đến 12 ngày, sau đó quay lại trở thành con bướm.
Các biện pháp phòng trừ trước mắt
1. Biện pháp bao trái
Do cây bưởi có nhiều đợt ra trái khác nhau, sử dụng thuốc hóa học nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng ít lần thì cơ hội của trứng vẫn có thể nở ra sâu và chui vào bên trong trái không kiểm soát được. Vì thế, nếu sử dụng thuốc hóa học thì nên dùng nhóm cúc tổng hợp như Alpha-Cypermethrin, Deltamethrin với dầu khoáng DC Tron Plus để tăng tính hiệu quả và hạn chế sự kháng thuốc của sâu. Sau khi phun xịt thì bao ngay trái lại. Bao trái là hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay.
2. Biện pháp canh tác
Thường xuyên thu gom, hái tất cả các trái bị sâu đục, sau đó chặt nhỏ bỏ vào túi nhựa, buộc kín, đem chôn xuống hố sâu hoặc đem phơi nắng 4-5 giờ để diệt sâu còn ở bên trong trái.
Khi trái khoảng 2-3 tuần tuổi, bằng cái ly nhỏ nên pha thuốc vào bình nhỏ xịt trực tiếp vào trái rồi bao ngay trái bằng loại bao thích hợp. Nếu trái bưởi ở trên cao, hoặc xa ngoài mương thì dùng bình xịt có cần dài điều chỉnh tia nhỏ xịt thuốc vào trái, sau đó dùng cây bao tráo bằng Inox hay bằng cây trúc máng túi vào đưa lên để bao trái lại.
Nuôi dưỡng và bảo vệ đàn kiến vàng bởi vì chúng sẽ ăn trứng, sâu và tấn công bướm, rất có lợi.
Ngày 22/3/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Quản lý sâu đục trái bưởi” có các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tham dự. Buổi hội thảo đã có nhiều thông tin và rút ra kết luận tạm thời về cách quản lý, phòng trừ sâu đục trái bưởi.
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam… Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.
Loài sâu này tấn công bưởi, cam sành, chanh, quýt hồng, gây hại nặng nhất trên bưởi, trong đó nặng nhất là bưởi da xanh và bưởi năm roi.
Loài sâu này lây lan nhờ bướm bay mạnh. Ngoài ra, vận chuyển trái nhiễm sâu, trái mang trứng từ vùng này sang vùng khác cũng sẽ lây lan rộng.
Đặc điểm sinh học của sâu đục trái bưởi
Con bướm sau khi vũ hóa 2-3 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm, trên nửa phần dưới của trái bưởi khi trái từ 2-5cm, 15-20 ngày sau khi đậu trái cho đến cả những trái sắp thu hoạch. Ban ngày, bướm thường nằm yên trong tán lá. Bướm có thể sống đến 6 ngày và một con cái đẻ khoảng 30 trứng.
Trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở; sau khi nở 1-2 giờ thì sâu non đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái để gây hại, đây là giai đoạn rất quan trọng cần được xác định trước đó để phun xịt kịp thời và hiệu quả; nếu sau đó rất khó trị do sâu đã chui vào bên trong trái, ăn vỏ, ăn phần xốp và ăn hột của trái, sau đó sâu lớn dần, ít chịu ảnh hưởng của thuốc.
Thường thì trên cùng một trái có một hay nhiều hang do chúng đục khoét, mỗi hang một con sâu non chui vào tấn công. Chúng tuôn ra ngoài miệng hang các chất nhầy nên rất dễ phát hiện. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng.
Qua 4 lần lột xác cư trú, phá hại trong ruột trái bưởi khoảng 2 tuần, sâu dài khoảng 20mm thì chui ra khỏi vết đục và rơi ngay xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian thành nhộng là 9 đến 12 ngày, sau đó quay lại trở thành con bướm.
Các biện pháp phòng trừ trước mắt
1. Biện pháp bao trái
Do cây bưởi có nhiều đợt ra trái khác nhau, sử dụng thuốc hóa học nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng ít lần thì cơ hội của trứng vẫn có thể nở ra sâu và chui vào bên trong trái không kiểm soát được. Vì thế, nếu sử dụng thuốc hóa học thì nên dùng nhóm cúc tổng hợp như Alpha-Cypermethrin, Deltamethrin với dầu khoáng DC Tron Plus để tăng tính hiệu quả và hạn chế sự kháng thuốc của sâu. Sau khi phun xịt thì bao ngay trái lại. Bao trái là hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay.
2. Biện pháp canh tác
Thường xuyên thu gom, hái tất cả các trái bị sâu đục, sau đó chặt nhỏ bỏ vào túi nhựa, buộc kín, đem chôn xuống hố sâu hoặc đem phơi nắng 4-5 giờ để diệt sâu còn ở bên trong trái.
Khi trái khoảng 2-3 tuần tuổi, bằng cái ly nhỏ nên pha thuốc vào bình nhỏ xịt trực tiếp vào trái rồi bao ngay trái bằng loại bao thích hợp. Nếu trái bưởi ở trên cao, hoặc xa ngoài mương thì dùng bình xịt có cần dài điều chỉnh tia nhỏ xịt thuốc vào trái, sau đó dùng cây bao tráo bằng Inox hay bằng cây trúc máng túi vào đưa lên để bao trái lại.
Nuôi dưỡng và bảo vệ đàn kiến vàng bởi vì chúng sẽ ăn trứng, sâu và tấn công bướm, rất có lợi.
3. Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp
Dùng thuốc Alpha-Cypermethrin và Deltamethrin có pha dầu khoáng DC Tron Plus hoặc từng loại riêng lẻ có pha dầu khoáng DC Tron Plus để phun xịt; luân phiên dùng loại nầy, lần sau loại thuốc kia để sâu, bướm không kháng thuốc.
Đồng thời sau đó bao trái lại. Quan sát chung quanh dưới gốc thu gom và hái những trái bị sâu ăn, bổ nhỏ cho vào túi nhựa buộc kín phơi nắng ít nhất 4-5 giờ đem chôn sâu.
Làm cỏ, dọn sạch rác mục dưới gốc cho sâu không nơi làm nhộng.
Tưới phun nước đẫm trên cây vào buổi chiều mát để hạn chế bướm đẻ trứng và nướcngập vườn để diệt nhộng dưới đất. Vì lúc bướm đẻ thích nơi khô ráo, khoảng 5-7 giờ chiều tối.
Về lâu dài, các nhà khoa học cùng nông dân cần tìm kiếm, phát hiện những phương pháp mới phòng trừ sâu đục trái bưởi hữu hiệu nhất.