Cả bộ liên hợp máy san phẳng này bao gồm một trụ có điểm phát laser và bộ máy kéo san đất.
Trên thực tế, công nghệ san phẳng mặt ruộng bằng laser đã được ứng dụng từ lâu ở các nước phát triển. Theo ông Lê Quốc Dũng – giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ Long An, từ những năm 1980 việc ứng dụng công nghệ laser vào nông nghiệp đã được ứng dụng tại Mỹ. Như ở California hiện nay đã có đến hơn 99% diện tích trồng lúa được san phẳng bằng công nghệ laser, và sản lượng bình quân ở các cánh đồng sử dụng công nghệ này tại Mỹ đều ở mức 9 tấn/ha.
Ông Nguyễn Văn Kiến, một chủ ruộng khác trong cánh đồng này, lý giải thêm: “San phẳng mặt ruộng bằng laser như thế này còn giúp tụi tui dễ kiểm soát cỏ do khống chế được mực nước. Nhờ vậy lúa cứng cây, ít đổ ngã… Chưa kể việc san phẳng mặt ruộng cũng thuận tiện cho máy gặt đập liên hợp, máy vận chuyển khi thu hoạch lúa”.
Hệ thống máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser gọn nhẹ
Kết quả năng suất thu hoạch tăng đạt mức kỷ lục. Lần đầu tiên các hộ ở ấp Sậy Giăng, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (Long An) đạt được 8,3 tấn/ha, thấp nhất cũng đạt 7 tấn/ha với giống lúa OM 4900. Nhiều ruộng có mức tăng rất cao so với vụ cùng kỳ năm 2011 chưa sử dụng công nghệ này, như hộ ông Nguyễn Hữu Khanh vụ trước đầu tư khoảng 20 triệu đồng/ha chỉ thu được 5,5 tấn/ha, nhưng vụ hè thu 2012 chỉ đầu tư khoảng 13 triệu đồng/ha mà năng suất đạt đến 8 tấn/ha.
Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang khuyến cáo, để thực hiện việc san phẳng mặt ruộng bằng tia laser thuận lợi, đồng ruộng cần phải đốt hết rơm rạ, cày xới đất, phơi khô đất trước khi san phẳng từ 2-3 ngày.
Kết quả khảo sát cho thấy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser chi phí sản xuất bình quân giảm từ 2-2,5 triệu đồng/ha/vụ nhờ năng suất lúa tăng, tiết kiệm chi phí bơm tưới, dễ kiểm soát cỏ dại, giảm được lượng giống và nhân công, hạn chế sâu bệnh, chủ động quản lý tốt đồng ruộng trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch…
Với chi phí san phẳng từ 3-4,2 triệu đồng/ha tùy thực tế, sau 2-3 vụ sản xuất, chủ ruộng hoàn lại vốn thuê máy san phẳng bằng tia laser và sau chu kỳ ba năm (6-9 vụ sản xuất) mới phải san phẳng lần hai. Nhờ vậy, lợi nhuận từ trồng lúa tăng lên.
Do là cụm máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser lần đầu tiên đưa vào hoạt động trên đồng ruộng nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật, tổ chức điểm làm trình diễn cũng như tăng cường tuyên truyền, giới thiệu để nông dân hiểu lợi ích của việc đưa kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất.
Nguồn: sưu tầm