Trên ban công rực nắng, sẽ là hoàn hảo nếu ở đó neo đậu những khóm hoa xinh tươi, biểu trưng của sức sống mãnh liệt ở vạn vật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng hoa ban công sao cho vừa nghệ thuật, bắt mắt; vừa khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Ngay sau đây, nuoitrong123 xin gửi tới quý độc giả trọn bộ cách trồng hoa ban công. Hi vọng với cẩm nang đặc biệt này, việc tô điểm cho ban công nhà sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn đối với nhiều người. Nào, chúng ta hãy bắt đầu ngay thôi!
Định hướng phong cách
Hiện nay có rất nhiều phong cách ban công khác nhau, từ cổ điển cho tới hiện đại và để hòa nhập với kiến trúc của công trình này, cách trồng hoa ban công cũng cần phải định hướng lại sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Nếu nhà bạn có ban công kính, nên tối giản trong cách trồng hoa ban công vì việc để lộ lan can kính mới giúp ban công trở nên đặc biệt nổi bật. Cũng theo đó, ta chỉ nên trồng hoa ở các góc của ban công, làm thành khu vườn đứng ở hai bên tường ban công. Với ban công kính bạn cũng nên ưu tiên cây thân cỏ, thân bò, thân bụi, hạn chế cây thân leo bởi chúng không phù hợp với kiểu thiết kế hiện đại này.
Nếu nhà bạn có ban công sắt thì cách trồng hoa ban công sẽ khá linh hoạt, bạn có thể trồng hoa trong chậu kẹp dọc lan can; trồng hoa trong các giỏ treo thành giàn, trồng hoa leo hay trồng thành khu vườn đứng đều phù hợp
Với ban công gỗ, cách trồng hoa ban công cần ưu tiên sự thoáng đãng vì môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến công trình này. Bởi vậy, thay vì những loài hoa leo rườm rà, hãy ưu tiên những loại cây có tán gọn gàng, thân thẳng đứng nhé!
Lựa chọn cây trồng
Trong cách trồng hoa ban công, lựa chọn cây trồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến bộ mặt của khuôn viên này. Có hai lưu ý lớn mà ta cần chú trọng khi chọn cây trồng: môt là xem xét điều kiện chiếu sáng và hai là mức độ dễ chăm sóc của cây.
Nếu nhà bạn có hướng Tây, Đông (nơi thường xuyên có ánh mặt trời chiếu đến), hãy ưu tiên những cây ưa sáng trực xạ, có khả năng chịu hạn. Theo đó, các loại hoa thích hợp để trồng trên ban công hướng Tây, Đông bao gồm: hoa giấy, xương rồng, hồng leo, sử quân tử, trường sinh, thuốc bỏng…. Nếu nhà bạn có hướng Bắc, Nam (thường khuất nắng), hãy ưu tiên những cây chịu bóng như hồng môn, lan ý, vạn niên thanh, thường xuân….
Ngoài ra, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh, hãy lựa chọn những giống thực vật dễ trồng như dạ yến thảo, thược dược, cúc, lưỡi hổ, xương rồng, hồng leo…còn nếu bạn đã là thợ vườn chuyên nghiệp thì những loài “khó tính” hơn như ly, phong lan, oải hương… cũng sẽ không làm nản lòng bạn.
Cách trồng hoa ban công và chăm sóc chúng
Kĩ thuật trồng:
Đầu tiên là về đất trồng, hoa trồng ban công thường có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 1 năm) trừ các cây thân leo nên loại đất lý tưởng là đất mùn vừa giàu dinh dưỡng, vừa thoáng khí lại có khả năng giữ ẩm tốt. Về chậu trồng, với cây thân bò, chúng ta nên chọn chậu thân cao (nếu đặt mặt đất) hoặc chậu tròn khi treo để tạo điều kiện cho bộ tán phát triển. Với cây thân cỏ thì tùy kích thước cây mà linh hoạt lựa chọn còn với cây thân leo, chậu có kích thước lớn, chắc chắn, làm bằng gốm hoặc xi măng để nâng đỡ toàn bộ cây là lựa chọn phù hơp nhất.
Tùy vào từng loại thực vật, ta có thể gieo hạt hoặc giâm cành nhưng về nguyên tắc trong cách trồng hoa ban công là ngay sau khi giâm hay gieo cần phải tưới nước đủ ẩm cho cây đâm rễ. Chế độ nước là vấn đề sống còn đối với cây trồng trên ban công bởi chúng hoàn toàn nhận nước thu đông. Bên cạnh đó, hầu hết các loài thực vật đều không có khả năng chịu ngập úng. Thế nên chậu thủng lỗ, phủ trấu dưới đáy chậu là cách hay để bạn ngăn ngừa tình trạng này.
Về phân bón, ở thời điểm trồng cây, chúng ta có thể phối thêm phân chuồng hoai mục cùng đất mùn để tăng dinh dưỡng cho cây, hạn chế bón phân hóa học ngay từ giai đoạn non bởi sẽ làm tăng nguy cơ chết rễ.
Kĩ thuật chăm sóc:
Ánh sáng là nhân tố vàng, quyết định tốc độ sinh trưởng, thời gian ra hoa của cây. Thế nên với những cây ưa sáng, chúng ta cần bố trí, treo phía ngoài ban công còn những cây ưa bóng có thể nằm nơi khuất nắng, dọc tường ban công. Với những cây cần thời gian chiếu sáng lớn hơn 6 tiếng một ngày thì trong những ngày râm mát hãy cân nhắc việc sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Cây nào cũng cần tới nước nhưng nhu cầu của chúng lại không giống nhau. Tuy nhiên trừ những cây chịu hạn như xương rồng, thuốc bỏng, trường sinh, lô hội… thì phần lớn các cây hoa cảnh khác đều ưa ẩm vừa, sinh trưởng tốt khi tưới nước dạng phun sương ngày/lần những khi râm mát. Việc tưới nước phải dựa vào tình hình thực tế chứ không thể cứng nhắc, bất kì thời điểm nào, nếu thay mặt đất se khô với cây ưa ẩm, chúng ta nên chủ động cấp nước cho cây.
Về chế độ phân bón, ở giai đoạn sinh trưởng, bạn nên sử dụng phân bón lá để tăng cường kích thước lá, tạo điều kiện tích đủ dinh dưỡng cho cây. Đến giai đoạn chuẩn bị ra hoa, tăng cường bón thúc quanh gốc bằng phân vi sinh, phân hữu cơ NPK để đẩy nhanh quá trình phân hóa hoa. Đăc biệt là trước khi hoa nở tầm 10 ngày, ngưng bón phân, hạn chế tưới nước để thúc hoa nở đồng loạt.
Trên đây là những chia sẻ của nuoitrong 123 về cách trồng và chăm sóc hoa trên ban công. Chúc bạn có một ban công đa màu sắc từ gợi ý của chúng tôi và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!