Thực hiện các tiêu chí của SRP, nông dân sẽ có năng suất, thu nhập cao hơn, môi trường được bảo vệ do sử dụng hóa chất có kiểm soát.
Kiểm tra quy trình canh tác trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Người lao động
Theo ông James Lomax, Chủ tịch SRP, thực hiện các tiêu chí của SRP, nông dân sẽ có thu nhập cao hơn, môi trường được bảo vệ do sử dụng hóa chất có kiểm soát và là cơ hội và lợi thế để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trao đổi với báo chí, ông James Lomax cho biết sau An Giang, sẽ tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp (DN) khác ở Việt Nam triển khai SRP cho nông dân trồng lúa.
Theo ông Phạm Quang Trung, điều phối viên Chương trình Mekong của Veco (tổ chức phi chính phủ của Bỉ, thành viên SRP), bộ tiêu chuẩn của SRP tập trung vào tính bền vững và là bộ tiêu chuẩn đầu tiên dành cho lúa gạo trên toàn cầu. Tham gia SRP, người trồng lúa sẽ được hướng dẫn sản xuất bền vững, giảm chi phí vật tư đầu vào, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế hơn, báo Người lao động đưa tin.
Theo ông Trung, các tiêu chí của SRP không quá khó để nông dân thực hiện và họ cũng không phải trả tiền chứng nhận như các bộ tiêu chuẩn khác đang áp dụng cho lúa như VietGap, Global Gap hay Organic. “Sắp tới, sẽ triển khai tiêu chuẩn SRP cho một số vùng cánh đồng mẫu lớn ở miền Bắc và miền Trung” – ông Trung nói.
Nguồn: sưu tầm