Ứng dụng công nghệ nano trong chăn nuôi

Công nghệ nano (nanotechnology) đang làm một cuộc cách mạng trong nhiều ngành công nghiệp. Đối với ngành nông nghiệp trong đó có lĩnh vực chăn nuôi thì công nghệ nano cũng đang được nghiên cứu để áp dụng vào sản xuất nhằm tạo hiệu quả và giá trị cao.

Nhiều ưu điểm

Công nghệ nano đã và đang được ứng dụng trong ngành chăn nuôi như là một đột phá mang lại tính hiệu quả cao với nhiều ưu điểm nổi bật như tác dụng nhanh chóng, không độc, không kích thích, không dị ứng, không dung sai và ưa nước. Nhờ những tính năng này, công nghệ nano được xem là chất kháng khuẩn tự nhiên, an toàn và hiệu quả đã được giới chuyên môn kiểm chứng và chứng nhận.

Bên cạnh đó, trong chăn nuôi, công nghệ nano cũng được sử dụng như một loại thuốc sát khuẩn chuồng trại, khử mùi hôi chuồng trại, tiêu diệt mầm bệnh, các loại vi khuẩn, virus có hại cho vật nuôi, cực kỳ hiệu quả trong việc phòng dịch và dập dịch, và hoàn toàn không độc hại cho người và vật nuôi.

Ứng dụng công nghệ nano trong chăn nuôi - z300 Nguoi chan nuoi 67

 

Các ứng dụng điển hình

Trong sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại

Gần đây, người ta phát hiện việc dùng nano bạc với tư cách một chất kháng sinh thiên nhiên (CKSTN) có nhiều ưu điểm so với chất kháng sinh tổng hợp (CKSTN). Thứ nhất, các CKSTN thường có hiệu ứng phụ là diệt cả những enzym và vi sinh vật có ích trong cơ thể nên sau khi dùng chúng thường làm cơ thể thiếu vitamin và có thể gây tiêu chảy. Nano bạc tránh được hiện tượng này vì bạc diệt vi trùng có hại nhưng không đụng đến các tế bào và vi khuẩn có ích. Bạc còn diệt được nhiều virus mà CKSTN không làm được.

Thứ hai, sau một thời gian sử dụng CKSTN, nhiều vi sinh vật gây bệnh sống sót, và qua vài đời, ở chúng xuất hiện tính đề kháng với các loại kháng sinh. Nhưng nano bạc diệt hoàn toàn mầm bệnh theo một cơ chế khác hẳn, can thiệp vào hoạt động sống của vi trùng gây hại để làm chết chúng nên chúng không thể tự thích nghi để chống lại bạc. Do vậy có người coi nano bạc là “một sự phát hiện lại”, bắt đầu quay trở lại với bạc và nhận thấy chúng có tác dụng khử trùng rất tốt trong các đợt dịch lớn xảy ra với quy mô toàn cầu. Trường Đại học California (Mỹ) đã thử nghiệm bạc keo và kết luận: “Dung dịch bạc là chất sát trùng đối với Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, Neisseria gonorrhea, Gardnerella Vaginalis, Salmonella Typhi… và những tác nhân gây bệnh khác, là chất trừ nấm đối với Candida albicans, Candida globata, và M. furfur, có thể giết tất cả các virus trong phòng thí nghiệm”. Bác sĩ Gary Smith (Trường Đại học John Hopkins, Mỹ) bổ sung: “Khi có mặt bạc, các tế bào ung thư không phân chia được và cơ thể được phục hồi.” Nhà khoa học Carl Moyer, Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu Trường Đại học Washington (Mỹ) từ năm 1970 đã có lý khi tiên đoán: “Bạc sẽ là chiến sĩ tốt nhất mà ta có để chống hầu hết các loại vi trùng”.

Trong tiêu diệt mầm bệnh có hại cho vật nuôi

Các hạt bạc sau khi đã chuyển sang dạng ion (Ag+) thì có khả năng tấn công vào nhiều vị trí trong tế bào vi sinh vật, vô hiệu hóa các chức năng của tế bào ấy và làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp của tế bào, quá trình vận chuyển qua màng tế bào, quá trình phiên mã, dịch mã các RNA, DNA.

Ion bạc có lực rất mạnh đối với các nhóm chức mang điện tích âm trong cơ thể phân tử sinh học như nhóm -SH, -COOH… cũng như các nhóm chức tích điện âm khác trong khắp tế bào vi khuẩn. Chính phản ứng liên kết đó đã làm thay đổi cấu trúc của các đại phân tử sinh học, làm chúng trở nên mất tác dụng trong tế bào. Vì vậy, hầu như các vi sinh vật không thể có khả năng chống lại tính sát khuẩn của bạc. Tóm lại, bạc đã tấn công và phá vỡ màng tế bào của gần 650 loại vi khuẩn đơn bào gây hại, đặc biệt là 2 chủng Staphylococcus (gây ung thư) và E. coli (gây tiêu chảy).

Các nhà khoa học của Đại học Clemson ở South Carolina (Mỹ) đã tìm ra một loại hạt nano mà khi trộn với thức ăn cho gà ăn thì hạt nano đó bám chặt vào vi khuẩn Campylobacter, khiến cho vi khuẩn này chết và gà sẽ bài tiết ra ngoài cùng với phân. Vì vậy, thịt của gà được cho ăn loại thức ăn này đảm bảo không có vi khuẩn nguy hiểm.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Ứng dụng công nghệ nano trong chăn nuôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *